Hiệu Quả Kinh Tế Từ Mô Hình Trồng Giống Mướp Đắng CN0244 Ở Vĩnh Phúc

Vụ Hè Thu năm 2012, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (TTƯDTBKH) Vĩnh Phúc đã phối hợp với Công ty TNHH giống cây trồng Chánh Nông xây dựng mô hình trình diễn và giới thiệu giống mướp đắng lai F1 CN0244.
Giống mướp đắng F1 CN0244 thế hệ mới do Công ty Mosanto Hoa Kỳ lai tạo, nhập nội vào Việt Nam và được phân phối độc quyền bởi Công Ty TNHH giống cây trồng Chánh Nông. Đây là giống mướp đắng có khả năng sinh trưởng, phát triển rất tốt, ít nhiễm sâu bệnh, sản lượng cao và khả năng cho nhiều lứa, nhiều quả hơn so với một số loại mướp đắng đang được trồng sản xuất tại địa phương. Giống mướp đắng CN0244 có thể trồng quanh năm, hai vụ chính là: vụ Xuân (tháng 2 - 3) và vụ Hè (tháng 6 - 7).
Bà Trương Thị Viên ở Trưng Trắc, Phúc Yên, Vĩnh Phúc cho biết, vụ Hè năm 2012, gia đình bà được các cán bộ của TTƯDTBKH Vĩnh Phúc tập huấn kỹ thuật trồng 3 sào mướp đắng F1 CN0244, kết quả cho thấy, đây là giống mướp đắng cho năng suất cao, hoa nhiều, tỷ lệ đậu quả cao, nếu được tưới nước bón phân đầy đủ sau trồng khoảng 30 - 35 ngày đã cho thu hoạch quả. Hình dạng quả ngắn, màu xanh đậm và đặc ruột rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Với giá bán 7.000 - 8.000 đồng/kg, hiện nay mỗi sào trồng mướp đắng của gia đình bà cho sản lượng khoảng 1,6 - 1,8 tấn quả; sau khi trừ chi phí, thu lãi 3,5 - 4,5 triệu đồng/sào, trong khoảng thời gian 70 - 75 ngày.
Trong thời gian tới, Công ty TNHH giống cây trồng Chánh Nông sẽ tiếp tục hỗ trợ giống, phân bón và kỹ thuật trồng, giúp người nông dân phát triển sản xuất, xây dựng vùng sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Có thể bạn quan tâm

Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) cho biết, PVFCCo vừa phối hợp với Cục Trồng trọt và Câu lạc bộ doanh nghiệp Việt Nam – Nhật Bản tổ chức hội thảo “Phát triển nông nghiệp bền vững theo công nghệ tiên tiến Nhật Bản” tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ cho hơn 100 cán bộ nông nghiệp, nông dân giỏi trên toàn quốc.

Theo kế hoạch, vụ mùa năm nay toàn tỉnh Cà Mau sẽ gieo cấy trên 42.800 ha lúa trên đất nuôi tôm ở những địa phương có hệ thống thuỷ lợi hoàn chỉnh, chủ động tháo rửa mặn ngay đầu vụ và giữ ngọt đến cuối vụ. Các diện tích này tập trung chủ yếu ở huyện Thới Bình, U Minh và một phần của huyện Trần Văn Thời, Cái Nước và TP Cà Mau.

Theo Đề án “Quy hoạch sản xuất cá tra đến năm 2020”, An Giang dự kiến diện tích nuôi đạt 1.430 ha, tập trung tại các huyện: Long Xuyên, Thoại Sơn, Tân Châu, Châu Thành, Châu Phú, Chợ Mới, Phú Tân…

Mới đây, tại xã Vĩnh Xương (TX Tân Châu, An Giang), đã diễn ra lớp tập huấn “Kỹ thuật quản lý dịch bệnh trên cá tra” cho hơn 60 hộ nông dân.

Bộ Nông nghiệp cho biết sẽ tăng sản lượng xuất khẩu tôm sú thay cho tôm thẻ chân trắng để tận dụng lợi thế cạnh tranh về giá.