Hiệu Quả Kinh Tế Từ Mô Hình Trồng Giống Mướp Đắng CN0244 Ở Vĩnh Phúc

Vụ Hè Thu năm 2012, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (TTƯDTBKH) Vĩnh Phúc đã phối hợp với Công ty TNHH giống cây trồng Chánh Nông xây dựng mô hình trình diễn và giới thiệu giống mướp đắng lai F1 CN0244.
Giống mướp đắng F1 CN0244 thế hệ mới do Công ty Mosanto Hoa Kỳ lai tạo, nhập nội vào Việt Nam và được phân phối độc quyền bởi Công Ty TNHH giống cây trồng Chánh Nông. Đây là giống mướp đắng có khả năng sinh trưởng, phát triển rất tốt, ít nhiễm sâu bệnh, sản lượng cao và khả năng cho nhiều lứa, nhiều quả hơn so với một số loại mướp đắng đang được trồng sản xuất tại địa phương. Giống mướp đắng CN0244 có thể trồng quanh năm, hai vụ chính là: vụ Xuân (tháng 2 - 3) và vụ Hè (tháng 6 - 7).
Bà Trương Thị Viên ở Trưng Trắc, Phúc Yên, Vĩnh Phúc cho biết, vụ Hè năm 2012, gia đình bà được các cán bộ của TTƯDTBKH Vĩnh Phúc tập huấn kỹ thuật trồng 3 sào mướp đắng F1 CN0244, kết quả cho thấy, đây là giống mướp đắng cho năng suất cao, hoa nhiều, tỷ lệ đậu quả cao, nếu được tưới nước bón phân đầy đủ sau trồng khoảng 30 - 35 ngày đã cho thu hoạch quả. Hình dạng quả ngắn, màu xanh đậm và đặc ruột rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Với giá bán 7.000 - 8.000 đồng/kg, hiện nay mỗi sào trồng mướp đắng của gia đình bà cho sản lượng khoảng 1,6 - 1,8 tấn quả; sau khi trừ chi phí, thu lãi 3,5 - 4,5 triệu đồng/sào, trong khoảng thời gian 70 - 75 ngày.
Trong thời gian tới, Công ty TNHH giống cây trồng Chánh Nông sẽ tiếp tục hỗ trợ giống, phân bón và kỹ thuật trồng, giúp người nông dân phát triển sản xuất, xây dựng vùng sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Có thể bạn quan tâm

Với tâm huyết và nỗ lực để đưa sản phẩm rau đảm bảo an toàn đến bàn ăn của người dân tại địa phương, năm 2011, xã Tâm Thắng đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Chư Jút chọn 10 hộ dân chuyên sản xuất rau xanh tại thôn 4 để triển khai mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn Viet GAP.

Trong những ngày này, về xã Nam Đà, ở các thôn, xóm, sân nhà nào cũng ngập một mùa vàng của lúa. Còn ngoài cánh đồng, không khí ngày mùa càng rộn rã hơn bởi tiếng máy nổ, tiếng guồng quay của máy gặt lúa.

Theo thống kê của ngành Nông nghiệp, đến nay, diện tích nuôi tôm chân trắng đã vượt gần 2.780ha, chiếm hơn 60% cơ cấu nuôi trồng thủy sản.

UBND tỉnh Quảng Nam vừa phê duyệt quy hoạch ngắn hạn vùng nuôi tôm chân trắng lót bạt ven biển tại 2 huyện Thăng Bình và Núi Thành giai đoạn 2014-2018.

Từ đầu vụ đến nay, tỉnh Phú Yên khai thác trên 1.900 tấn cá ngừ đại dương, gần bằng 42% sản lượng của cả năm 2013. Đặc biệt, trong hai tuần qua, ngư dân Phú Yên trúng lớn cá ngừ đại dương với khoảng 70% tàu cá có lãi. Mỗi chuyến biển dài ngày, một tàu cá đánh bắt được bình quân từ 1,5 đến ba tấn cá ngừ, sau khi trừ chi phí, mỗi tàu thu lãi từ 100 đến 170 triệu đồng. Nhờ vậy mà mỗi thuyền viên đi biển trong khoảng thời gian một tháng cũng có thu nhập từ năm đến sáu triệu đồng.