Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi ở Hợp tác xã Đức Mai

Hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi ở Hợp tác xã Đức Mai
Ngày đăng: 04/05/2015

Hợp tác xã Đức Mai được thành lập từ năm 2008 với ngành nghề đăng ký hoạt động là chăn nuôi và kinh doanh buôn bán thức ăn chăn nuôi gia súc, vật liệu xây dựng, trong đó chăn nuôi lợn là mũi nhọn.

Trải qua quá trình hoạt động, đến nay Hợp tác xã Đức Mai đã xây dựng được uy tín trên thị trường. Cách quốc lộ 3 khoảng 500m, nằm ở thôn Thôm Mò của xã Quân Bình, khu trang trại chăn nuôi lợn của Hợp tác xã Đức Mai được xây dựng thoai thoải trên sườn đồi, rộng hơn 1ha, với 7 khu chuồng chính.

Mỗi khu chuồng nuôi được chia thành 7-12 ô và áp dụng công nghệ chăn nuôi mới, toàn bộ các ô nuôi lợn đều được trang bị các máy chăn cám tự động, hệ thống nước tự động, chất thải được xử lý qua hệ thống hầm biogas nên không ảnh hưởng nhiều đến môi trường xung quanh.

Để tạo uy tín chung về thương hiệu lợn đảm bảo chất lượng và đầu ra ổn định, Hợp tác xã Đức Mai được thành lập trên cơ sở chọn xã viên có tâm huyết với ngành chăn nuôi lâu năm trên địa bàn xã. Các hộ xã viên làm đơn vị hạch toán và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất. Sản phẩm chính của hợp tác xã là lợn thịt thương phẩm, phân phối mua bán theo quy trình chăn nuôi bài bản.

Hợp tác xã có 25 con lợn nái, đẻ ra bao nhiêu nuôi bằng đấy bởi vậy nên ở đây luôn duy trì nuôi trên dưới 300 con lợn, tháng nào cũng có lợn con mới đẻ và lợn thương phẩm xuất bán. Năm 2014, Hợp tác xã Đức Mai xuất bán trên 60 tấn lợn hơi, thời gian để xuất bán lợn thương phẩm nuôi từ lúc lọt lòng là 5 -5,5tháng, khi xuất đạt trọng lượng 1 tạ/con.

Dựa vào nhu cầu của thị trường, hiện nay Hợp tác xã Đức Mai đang mở rộng quy mô trang trại, chăn nuôi thêm gà thả đồi. Đây cũng là cách làm hiệu quả để tận dụng nguồn thức ăn thừa trong chăn nuôi lợn.

Việc mở rộng quy mô sang chăn nuôi gà không chỉ giúp tăng thu nhập cho xã viên mà còn tạo được việc làm ổn đinh cho nhiều lao động địa phương. Hợp tác xã Đức Mai đang tạo việc làm ổn định cho 3 lao động chính, với mức thu nhập từ 3,5-4,5 triệu đồng/người/tháng và lao động thời vụ 3-4 người với mức tiền 120-150 nghìn đồng/người/ngày.

Để có được những thành công như trong thời gian qua, ông Trương Văn Phấn- Chủ nhiệm Hợp tác xã Đức Mai chia sẻ: Phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng đòi hỏi sự kiên trì bởi giá cả luôn không ổn định. Bên cạnh đó, phải chịu khó tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm của các địa phương đã thành công với mô hình chăn nuôi lợn trong việc phòng, chống dịch bệnh, chăm sóc và tìm thị trường.

Thời gian qua việc phòng, chống dịch bệnh cho đàn lợn luôn được Hợp tác xã Đức Mai đặt lên hàng đầu, xung quanh trang trại, chuồng phải được rắc vôi bột 1 lần/tháng, phun tiêu độc khử trùng tuần 1 lần, thường xuyên kiểm tra, vệ sinh đàn lợn, phân để phát hiện kịp thời dịch bệnh...

Mặc dù là mô hình tiên phong và hoạt động hiệu quả nhưng theo đánh giá của Chủ nhiệm Hợp tác xã Đức Mai thì quy mô sản xuất vẫn còn khá nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế của địa phương cũng như nguồn quỹ đất của khu trang trại. Nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu vẫn là do đầu ra cho sản phẩm chưa thật ổn định, giá cả bấp bênh khiến hợp tác xã không dám đầu tư quy mô lớn.

Hiện nay, sản phẩm nông, lâm nghiệp của tỉnh rất phong phú, nhưng luôn vấp phải những rào cản liên quan đến thị trường tiêu thụ mà quy luật chung là năm được mùa thì mất giá, năm được giá lại mất mùa. Trước tình hình đó, việc thành lập hợp tác xã để liên kết các hộ dân chăn nuôi, sản xuất nhằm điều tiết giá cả thị trường và xây dựng sản phẩm có thương hiệu như Hợp tác xã Đức Mai là cần thiết.


Có thể bạn quan tâm

Chanh Bông Tím Lên Ngôi Chanh Bông Tím Lên Ngôi

Mặc dù, giá chanh năm nay thấp hơn năm trước nhưng người trồng chanh vẫn có lãi cao nhờ áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất nên năng suất luôn ổn định và cho trái quanh năm. Theo ông Nông, mỗi tháng gia đình ông thu lãi 10 triệu đ/0,5 ha.

05/07/2014
Xuất 10 Tấn Vải Thiều Sang Nhật Bản Làm Mẫu Xuất 10 Tấn Vải Thiều Sang Nhật Bản Làm Mẫu

Đối với quả vải, Bộ đang đàm phán với Nhật Bản, bởi một loại quả của Việt Nam muốn vào được thị trường của một nước phát triển phải qua rất nhiều công đoạn, phải được họ chấp nhận.

05/07/2014
Đồng Tháp Sử Dụng Đệm Lót Sinh Học Trong Chăn Nuôi Từ Mô Hình Đến Thực Tiễn Đồng Tháp Sử Dụng Đệm Lót Sinh Học Trong Chăn Nuôi Từ Mô Hình Đến Thực Tiễn

Sau hơn 4 năm áp dụng đệm lót sinh học (ĐLSH) vào chăn nuôi, bước đầu nhận thấy mô hình đem lại hiệu quả trong việc giúp nông dân giảm thiểu ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, chi phí thức ăn, công chăm sóc, giúp vật nuôi tăng trọng nhanh... Tuy nhiên, việc nhân rộng mô hình này vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

07/07/2014
Lạng Sơn Xuất Hiện Bệnh Lạng Sơn Xuất Hiện Bệnh "Lùn Cây Ngô"

Gần đây trên địa bàn huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn, một số diện tích ngô xuân đã xuất hiện bệnh “lùn cây ngô” mà không rõ nguồn gốc của bệnh. Đây là loại bệnh lần đầu tiên xuất hiện trên địa bàn nên đã khiến nhiều người trồng ngô nơi đây hoang mang, lo lắng.

07/07/2014
Việt Nam Chi Hàng Tỷ USD Để... Nhập Khẩu Ngô Việt Nam Chi Hàng Tỷ USD Để... Nhập Khẩu Ngô

Chia sẻ trên tờ Dân Việt, ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết: “Việc nhập khẩu ngô tăng vọt trong thời gian qua chủ yếu là do, chăn nuôi tập trung theo quy mô công nghiệp trong nước tăng, trong khi nguồn nguyên liệu trong nước lại giảm do khó mở rộng diện tích trồng ngô”.

07/07/2014