Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Kinh Tế Từ Cây Khoai Sáp

Hiệu Quả Kinh Tế Từ Cây Khoai Sáp
Ngày đăng: 23/04/2014

Năm 2009, một vài hộ dân thôn Lập Định, xã Cam Hòa, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, từ một số diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng khoai sáp. Với diện tích 4 ha ban đầu, đến nay toàn xã đã có 60 ha trồng khoai sáp.

Nhờ mô hình này mà nhiều hộ dân ở địa phương đã vươn lên thoát nghèo. Và hiện cầy trồng này trở thành giống cây trồng chủ lực của nông dân xã Cam Hòa, huyện Cam Lâm.

Là một trong những hộ dân trồng khoai sáp với diện tích khá lớn, ông Bùi Sương, thôn Lập Đinh 3 xã Cam Hòa cho biết, hiện nay với giá bán 7 nghìn đồng trên kg, một sào khoai sáp bà con nông dân đã có lãi khoảng 6 đến 7 triệu đồng/vụ.

Chính vì lãi cao hơn so với trồng các loại cây hoa màu khác nên diện tích trồng khoai sáp tại địa phương đã không ngừng tăng lên trong vài năm trở lại đây. Hiện nay, theo thống kê của UBND xã Cam Hòa, toàn xã đã có khoảng 60 héc ta diện tích khoai sáp, tập trung chủ yếu ở 2 thôn Lập Định 2 và Lập Định 3.

Khoai sáp là loại cây dễ trồng, có thể trồng được nhiều nơi, tuy nhiên thích hợp nhất vẫn là nơi có loại đất cát pha. Đây là giống cây ưa nước nên thường xuyên phải có nguồn nước để cung cấp cho cây sinh trưởng, phát triển tốt và củ đảm bảo chất lượng. Thời gian trồng khoảng hơn 6 tháng đến 7 tháng rưỡi là cho thu hoạch.

Khoai sáp trồng quanh năm, không phân biệt thời vụ như các giống cây trông khác. Sau khi thu hoạch chỉ một thời gian ngắn có thể tiến hành trồng trở lại. Hiện nay để trồng 1 sào khoai sáp, người nông dân phải đầu tư khoảng 6 triệu đồng gồm giống, phân, thuốc và công…. Theo tính toán, một sào cho thu hoạch từ 1,8 đến 2 tấn.

Về các khâu trồng khoai sáp, ông Bùi Sương chia sẻ bước đầu tiên làm đất, đưa cây xuống chừng khoảng 1 tháng sau thì bỏ phân, lên hàng, sau một tháng nữa thì lên hàng lần thứ hai là hoàn thành, rồi bắt đầu phun thuốc diệt cỏ. Bón phân cần theo dõi màu lá để đưa phân xuống, 4 bao phân/1 sào.

Theo ông Trần Vi Long – Chủ tịch Hội Nông dân xã Cam Hòa, huyện Cam Lâm, xã Cam Hòa là xã thuần nông cây lúa nước nhưng mấy năm nay cây lúa nước bị sâu bệnh nên mùa màng hay thất thường, bà con không có lãi cao. Chính vì vậy năm 2009, nông dân mới chuyển đổi cây lúa nước hai vụ sang trồng khoai sáp.

Về mặt chính quyền địa phương, Hội nông dân cũng đã mở lớp trồng cây khoai sáp cho bà con áp dụng tiến bộ khoa học, lúc đầu làm trung bình khoảng 1,4 tấn đến 1,6 tấn, hiện nay từ 1,8 đến 2 tấn, hiệu quả gấp 4 đến 6 lần so với trồng lúa.

Phát triển mô hình trồng khoai sáp đã đem lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân xã Cam Hòa, huyện Cam Lâm trong những năm gần đây. Tuy nhiên, có một thực tế là hiện nay, do diện tích khoai sáp mở rộng, nguồn cung dồi dao nên sản phẩm khoai sáp thương phẩm đã bị tư thương ép giá. Nếu như trước đây khoai sáp có giá 12 nghìn đồng/kg thì nay chỉ còn có giá 7 nghìn đồng/ kg.

Do đó chính quyền địa phương đã tuyên truyền, vận động người dân không nên mở rộng thêm diện tích, mà nên tập trung đầu tư chăm sóc số diện tích trồng khoai sáp hiện có. Đồng thời tham gia vào tổ liên kết tập thể để tạo thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp, tìm kiếm các nguồn tiêu thụ nhằm nâng cao giá trị cho sản phẩm khoai sáp của địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Thu Hút Đầu Tư Vào Nông Nghiệp Thu Hút Đầu Tư Vào Nông Nghiệp

Nếu như năm 2001, vốn FDI vào nông nghiệp chiếm 8% tổng vốn FDI cả nước, thì 10 năm sau, con số này chỉ còn 1%, với khoảng 500 dự án còn hiệu lực. Năm 2014, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp nước ta đạt 3,31%. Tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp trong năm vừa qua đạt 30,86 tỷ USD. Trong đó, các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực là đồ gỗ, cà phê, tiêu, điều và các loại rau quả.

06/03/2015
Vào Vụ Nuôi Tôm Vào Vụ Nuôi Tôm

Từ sáng sớm ngày hôm qua, nhiều hộ nuôi tôm trên địa bàn phường An Phú (TP.Tam Kỳ) bắt đầu thả tôm giống vào ao và tiến hành kiểm tra môi trường nước. Ông Đỗ Văn Lành (khối phố Phú Sơn, phường An Phú) cho biết: “Điều kiện sinh trưởng, phát triển của tôm thẻ chân trắng rất khác các loài nhuyễn thể, giáp xác khác và cá nuôi.

06/03/2015
Thăng Bình Huy Động Gần 2.500 Tỷ Đồng Xây Dựng Nông Thôn Mới Thăng Bình Huy Động Gần 2.500 Tỷ Đồng Xây Dựng Nông Thôn Mới

Toàn huyện làm được hơn 580km giao thông nông thôn, gần 25km giao thông nội đồng; kiên cố hóa được hơn 90km kênh nội đồng, 21 đập thủy lợi, mở rộng diện tích chủ động nước tưới lên hơn 2.500ha. Trong 4 năm qua, toàn huyện đã huy động được gần 2.500 tỷ đồng vào xây dựng nông thôn mới. Năm 2015, huyện Thăng Bình phấn đấu có 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 50% số xã đạt 15 tiêu chí trở lên, các xã còn lại đạt trên 10 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới...

06/03/2015
Duy Xuyên Tập Trung Phòng Trừ Sâu Bệnh Bảo Vệ Lúa Đông Xuân Duy Xuyên Tập Trung Phòng Trừ Sâu Bệnh Bảo Vệ Lúa Đông Xuân

Vụ đông xuân, huyện Duy Xuyên gieo sạ 3.850ha lúa. Do thời tiết ban ngày nắng ấm, lạnh về đêm, sáng sớm có sương mù nên có hàng trăm héc ta lúa ở các xã Duy Hòa, Duy Vinh, Duy Phước, Duy Sơn, Duy Trinh, Duy Tân, Duy Phú và thị trấn Nam Phước bị các loại sâu bệnh phát sinh gây hại, nhất là bệnh đạo ôn gây hại nặng trên 20ha và chuột gây hại trên 13,5ha ở khu vực ven đồi núi.

06/03/2015
Tập Huấn Sản Xuất Phân Hữu Cơ Vi Sinh Cho Nông Dân Bàu Tròn Tập Huấn Sản Xuất Phân Hữu Cơ Vi Sinh Cho Nông Dân Bàu Tròn

Ngày 4.3, Trung tâm Ứng dụng và thông tin khoa học công nghệ (Sở Khoa học - công nghệ) phối hợp với UBND huyện Đại Lộc tổ chức lớp tập huấn hướng dẫn quy trình, kỹ thuật sản xuất phân hữu cơ vi sinh chức năng cho 30 nông dân thôn Bàu Tròn (xã Đại An, Đại Lộc).

06/03/2015