Hiệu Quả Kinh Tế Cao Từmô Hình Nuôi Cá Chép V1 Làm Chính

Chúng tôi tới thăm gia đình anh Trần Văn Dương khi anh đang cho cá ăn, dù đang bận tay với công việc nhưng gương mặt không giấu được niềm vui, anh nhẩm tính: “Với 4.000 m2 diện tích ao nuôi cá chép V1 làm chính, qua 4 tháng nuôi, tôi thấy cá lớn nhanh, trọng lượng trung bình đạt khoảng 400gam/con, với giá thị trường hiện nay là 35.000 đồng/kg, gia đình có thể thu lợi nhuận khoảng 27 triệu đồng”.
Anh Trần Văn Dương có kinh nghiệm nuôi cá lâu năm, khi được chọn làm hộ thực hiện mô hình nuôi ghép cá chép V1 làm chính (lấy cá chép làm chính và nuôi ghép với cá mè trắng và cá rô phi với mật độ 3 con/m2), anh đã nhiệt tình tham gia. Mô hình được thực hiện từ ngày 24/6/2014 trên 4.000 m2 ao của gia đinh anh Trần Văn Dương do Trung tâm khuyến nông khuyến ngư (KNKN) Bà Rịa Vũng Tàu thực hiện từ nguồn vốn của tỉnh.
Kích cỡ con giống khi thả là 5 - 8 cm/con và tổng số con giống được thả là 120.000 con. Tham gia mô hình, hộ anh Trần Văn Dương được hỗ trợ 100% con giống, 30% vật tư (thức ăn, vôi, thuốc, chế phẩm sinh học) và được tham gia tập huấn kỹ thuật.
Anh Dương cho biết: “Nuôi cá không khó chỉ cần cho ăn đúng cách và chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật. Cá nhỏ cho ăn thức ăn sẵn dạng viên nhỏ khi cá lớn cho ăn viên to. Cho cá ăn cũng nên theo giờ nhất định vào buổi sáng và buổi chiều để tạo thói quen, cá ăn đều sẽ tăng trưởng nhanh”.
Nuôi cá theo hình thức này kỹ thuật đơn giản nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Người dân có thể ghép cùng nhiều loại cá khác mà không ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển của loại cá chính.
Việc nuôi ghép nhằm tận dụng đặc điểm phân bố theo tầng nước từ tầng mặt xuống tầng đáy để tận dụng triệt để thức ăn tự nhiên ở các tầng nước và tận dụng mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài. Nếu các loài cùng nuôi lớn nhanh hơn các hộ có thể đánh tỉa bán dần để tránh ảnh hưởng đến con chính.
Mô hình đã mở ra hướng nuôi cá mới cho người dân, tạo ra sản phẩm đa dạng trên cùng một diện tích mặt nước. Qua 4 tháng thực hiện, cho thấy cá lớn nhanh, trọng lượng trung bình đạt từ 350 - 400gam/con. Với 4.000 m2 cá chép V1 làm chính, với giá thị trường là 35.000 đồng/kg, hộ nuôi sẽ đạt lợi nhuận khoảng 27 triệu đồng. Đây là tín hiệu vui đối với người nuôi cá.
Anh Hoàng Văn Trọng – Cán bộ kỹ thuật Trung tâm KNKN Bà Rịa Vũng Tàu cho biết: Cá chép V1 có ưu điểm là ít bị bệnh, tốc độ tăng trưởng vượt trội so với giống cá chép truyền thống, chống chịu bệnh tốt, lớn nhanh và có khả năng thích nghi với điều kiện khắc nghiệt.
Cá có tốc độ sinh trưởng nhanh, dễ nuôi, chất lượng thịt thơm ngon, giá thành cá chép cao hơn giá các loại cá. Ngoài ra, các hộ còn tận dụng mặt nước nuôi ghép một số giống cá khác (rô phi đơn tính, cá trắm cỏ…) để cải thiện, tận dụng thức ăn, tăng hiệu quả sử dụng diện tích mặt nước và tăng thêm thu nhập. Nếu so sánh hiệu quả mô hình từ nuôi cá chép V1 làm chính với các mô hình nuôi trồng thủy sản khác thì hiệu quả kinh tế cao mà không yêu cầu quá khắt khe về mặt kỹ thuật.
Có thể bạn quan tâm

Huyện Cờ Đỏ (TP Cần Thơ) có diện tích lớn nuôi cá trong ruộng tập trung nhiều ở các xã Thới Hưng, Đông Thắng, Đông Hiệp. Riêng xã Thới Hưng có 1.500 hộ nuôi cá trong ruộng, chiếm 3.300 ha mặt nước.

Được hỗ trợ từ nguồn vốn sự nghiệp khoa học năm 2012, Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Thuận Bắc (Ninh Thuận) đã triển khai mô hình thâm canh 2 giống mỳ mới KM 228 và KM 140 tại 2 hộ dân ở thôn Ma Trai và thôn Động Thông (xã Phước Chiến).

Xuất khẩu thủy sản cả năm được dự báo sẽ cán đích trên 6,5 tỷ USD, tăng 5% so với năm 2012, chủ yếu nhờ sự tăng trưởng của xuất khẩu tôm thẻ ở hầu hết các thị trường. Tuy nhiên, thành quả này có thể bị ảnh hưởng bởi thiếu nguyên liệu đầu vào cho chế biến tôm xuất khẩu đang thiếu trầm trọng.

Những ngày này, nông dân tại các xã của huyện Krông Pa (Gia Lai) đang tập trung thuê lao động cho vụ thu hoạch mì, vui hơn khi mùa vụ năm nay năng suất cây mì cho sản lượng cao hơn, mỗi ha mì cho thu hoạch 22 tấn, cao hơn vụ trước 2 tấn/ha. Với diện tích gần 9.500 ha mì gieo trồng trong vụ Đông Xuân, Krông Pa là địa phương có diện tích và sản lượng mì lớn nhất tỉnh.

Theo tin từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường Khương (Lào Cai), hiện toàn huyện có gần 75 ha mía “xương gà” trồng tập trung ở xã Thanh Bình, trung bình mỗi ha mía “xương gà” thu gần 190 triệu đồng/ha.