Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Kép Từ Hệ Thống Tưới Nhỏ Giọt Bằng Năng Lượng Mặt Trời

Hiệu Quả Kép Từ Hệ Thống Tưới Nhỏ Giọt Bằng Năng Lượng Mặt Trời
Ngày đăng: 26/04/2014

Tiết kiệm chi phí 70 triệu đồng/năm, tiết tiệm nguồn nước tưới, năng suất tăng 10%, đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng… Đó là hiệu quả mang lại sau 3 năm, kể từ khi vườn thanh long của ông Võ Ngọc Diệp (Sáu Diệp), Tổ trưởng Tổ hợp tác (THT) thanh long Lương Phú (Lương Phú C, Lương Hòa Lạc, Chợ Gạo, Tiền Giang) được Công ty Mono Energy (Úc) đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt bằng năng lượng mặt trời.

Ông Diệp cho biết, cách đây 3 năm, sau khi đến tham quan vườn thanh long của ông, đoàn du khách Úc (thuộc Công ty Mono Ennergy) ngỏ ý muốn lắp đặt hệ thống thử nghiệm tưới nhỏ giọt sử dụng năng lượng mặt trời cho vườn của ông. Khi đó, chưa biết hiệu quả ra sao nhưng nhận thấy không phải tốn tiền đầu tư nên ông đã nhận lời.

Sau khi lắp đặt, đưa vào vận hành, hệ thống tưới nhỏ giọt sử dụng năng lượng mặt trời mang lại hiệu quả ngoài sự mong đợi của ông. Do bộ rễ được cấp một lượng nước vừa đủ đã giúp hấp thu triệt để lượng phân bón nên cây thanh long phát triển xanh tốt. Sử dụng hệ thống này, vừa giúp ông tiết kiệm chi phí thuê nhân công và tiền điện (khoảng 6 triệu đồng/tháng), trong khi năng suất vườn thanh long tăng lên 10%.

Hệ thống tưới nhỏ giọt sử dụng năng lượng mặt trời có kết cấu khá đơn giản, bao gồm: một tấm panel (lắp hệ thống pin và bo mạch) để thu năng lượng mặt trời (biến quang năng thành điện năng); hộp điều khiển (được đấu với panel bằng 2 dây dẫn điện) gồm 1 đèn báo và nút lựa chọn các mức điện áp (gồm 5 mức điện áp một chiều: 180, 144, 108, 72 và 36 Vol) để cung cấp nguồn điện cho mô-tơ vận hành. Hệ thống bơm được vận hành bằng một mô-tơ điện 3 pha có công suất 750w (1 HP hay 1 mã lực) và hệ thống đường ống dẫn nước đến các gốc thanh long.

Mỗi gốc thanh long được lắp 2 van tưới thấm (mỗi giờ cung cấp khoảng 1 lít nước), thời gian tưới từ 6-7 giờ/ngày, cách 3 ngày tưới 1 lần. Quy trình tưới thấm vừa tiết kiệm nguồn nước, nước thấm sâu, qua đó giúp nâng cao năng suất, hiệu quả và tiết kiệm đáng kể chi phí. Theo ông Diệp, qua 3 năm sử dụng, hệ thống này vẫn hoạt động tốt, không bị trục trặc; đặc biệt, thời gian có nắng trong ngày càng nhiều càng tốt.

Vườn thanh long của ông Diệp có diện tích 1 ha với khoảng 1.200 trụ (chủ yếu là ruột trắng và vài chục gốc ruột đỏ). Năm 2013, ông thu hoạch 25 tấn, bán với giá trung bình 25 ngàn đồng/kg, trừ các khoản chi phí, ông thu lãi 250 triệu đồng. So với trước đây, việc đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt đã giúp ông thu lợi 110 triệu đồng mỗi năm, bao gồm: tiết kiệm trên 70 triệu đồng chi phí nhân công, tiền điện và thu nhập tăng thêm trên 30 triệu đồng do năng suất thanh long tăng 10%.

Ông Diệp cho biết, THT thanh long Lương Phú hiện có 15 tổ viên, canh tác khoảng 10 ha thanh long (vừa được cấp Chứng nhật đạt tiêu chuẩn VietGAP) cung cấp cho thị trường xuất khẩu. Các tổ viên có ý định đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt sử dụng năng lượng mặt trời vì nhận thấy những hiệu quả thiết thực do hệ thống này mang lại.

Tuy nhiên, do chi phí đầu tư khá lớn (khoảng 100 triệu đồng) nên một số tổ viên còn đang cân nhắc về nguồn vốn. “Đề nghị Nhà nước, ngành ngân hàng có chính sách hỗ trợ hoặc cho vay với lãi suất ưu đãi để giúp người trồng thanh long có điều kiện áp dụng và từng bước nhân rộng mô hình cho một số địa phương khác” - ông Diệp đề nghị.


Có thể bạn quan tâm

Nông dân Đác Nông đánh cược với cây hồ tiêu Nông dân Đác Nông đánh cược với cây hồ tiêu

Trong nhiều năm gần đây, giá hồ tiêu luôn ổn định ở mức cao, khiến nhiều nông dân Đác Nông đã đua nhau phá bỏ cây cao su, cà phê, chuyển đổi đất trồng cây hoa màu ngắn ngày. Thậm chí phá rừng, lấn chiếm đất rừng để ồ ạt trồng hồ tiêu, bất chấp những khuyến cáo của cơ quan chuyên môn, ngành nông nghiệp địa phương.

24/08/2015
Năng suất lúa Hè Thu đạt 6,5 tấn/ha Năng suất lúa Hè Thu đạt 6,5 tấn/ha

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến nay toàn tỉnh Kiên Giang đã thu hoạch diện tích lúa Hè Thu được 119.723/300.997 ha, chiếm 39,78% diện tích gieo sạ. Năng suất thu hoạch bình quân ước đạt 5,85 tấn/ha. Trong đó, huyện Tân Hiệp đã thu hoạch xong 36.655 ha, đạt 100% diện tích gieo sạ, năng suất bình quân đạt khá cao, đạt 6,5 tấn/ha và huyện Giồng Riềng đã thu hoạch được 44.960/46.511 ha, đạt 96,66% diện tích gieo sạ, năng suất bình quân đạt 5,7 tấn/ha.

24/08/2015
Bến Tre xác định đúng loại sâu bệnh để có giải pháp phòng trị kịp thời Bến Tre xác định đúng loại sâu bệnh để có giải pháp phòng trị kịp thời

Diện tích ca cao trong tỉnh Bến Tre còn không nhiều, từ trên 10.000ha nay giảm còn trên dưới 2.500ha. Hiện nay, ngoài kỹ thuật trồng, chăm sóc chưa đúng thì yếu tố sâu hại là vấn đề rất đáng lo ngại.

24/08/2015
Huyện Long Phú (Sóc Trăng) phát huy hiệu quả cánh đồng lúa lớn Huyện Long Phú (Sóc Trăng) phát huy hiệu quả cánh đồng lúa lớn

Thời gian qua, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng xác định sản xuất nông nghiệp là kinh tế chủ yếu, trong đó lúa là cây trồng chủ lực; Vì vậy, huyện đã tập trung thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước đầu tư cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là xây dựng mô hình cánh đồng lúa lớn, giúp nông dân liên kết sản xuất, có đầu ra ổn định.

24/08/2015
Bình Định khó phát triển vùng nguyên liệu mía Bình Định khó phát triển vùng nguyên liệu mía

Mặc dù tỉnh Bình Định đã triển khai nhiều biện pháp duy trì và phát triển vùng nguyên liệu mía, nhưng vì nhiều lý do khác nhau, diện tích mía trong tỉnh đang bị giảm mạnh.

24/08/2015