Hiệu Quả Dự Án Cây Rau Vụ Đông Ở Sơn Dương

Theo phòng NN và PTNT huyện Sơn Dương, từ nguồn kinh phí của Nhà nước, năm 2011, huyện triển khai thực hiện Dự án phát triển cây rau vụ đông tại 7 xã với tổng diện tích trên 76,5 ha, gồm: Xã Trung Yên, Minh Thanh, Tân Trào, Vĩnh Lợi, Sơn Nam, Chi Thiết và thị trấn Sơn Dương. Kết quả, những diện tích cây trồng của dự án đều cho năng suất, chất lượng cao. Năng suất trung bình của cà chua đạt 70 tạ/ha, sản lượng đạt 735 tấn; khoai tây 25 tấn/ha, sản lượng 102,5 tấn; rau các loại 33 tấn/ha, sản lượng đạt 676,5 tấn..
Từ kết quả đạt được, vụ đông năm 2012 - 2013 huyện tiếp tục triển khai thực hiện Dự án tại 8 xã, thị trấn với tổng diện tích gần 80 ha, với các loại giống như khoai tây, xu hào, bắp cải, rau cải ăn lá... Trong diện tích trên, xã Trung Yên 13 ha/130 hộ tham gia; xã Minh Thanh 7 ha/70 hộ tham gia; xã Bình Yên 6,2 ha/62 hộ tham gia; xã Phúc Ứng 8,2 ha/82 hộ tham gia; xã Hợp Hòa gần 8,6 ha/86 hộ tham gia; xã Ninh Lai 16,47 ha/164 hộ tham gia; xã Sầm Dương 5,5 ha/55 hộ tham gia; xã Đại Phú hơn 10 ha/100 hộ tham gia; thị trấn Sơn Dương 5 ha/50 hộ tham gia. Đến thời điểm này, toàn bộ diện tích cây vụ đông trong dự án đều phát triển tốt, nhiều diện tích đã cho thu hoạch với năng suất, chất lượng khá cao.
Tại thị trấn Sơn Dương, tận dụng diện tích đất soi bãi ven sông Phó đáy nhiều năm nay, bà con nhân dân tập trung đẩy mạnh phát triển cây vụ đông. Tham gia Dự án, thị trấn có 5 ha rau các loại của 50 hộ dân thôn Thịnh Tiến và tổ nhân dân Quyết Tiến. Đảm bảo cây rau sinh trưởng phát triển tốt, đáp ứng nhu cầu của thị trường, ngay từ đầu vụ bà con nhân dân đã tập trung triển khai trồng các loại rau, xu hào, bắp cải, súp lơ... Chị Lương Thị Hằng, thôn Thịnh Tiến cho biết, gia đình chị đã trồng rau được hơn 10 năm nay. Đảm bảo rau sinh trưởng phát triển tốt, thu hoạch đúng thời vụ đòi hỏi người trồng rau nắm chắc các quy trình kỹ thuật như: làm đất, bón lót, nước tưới...
Vụ đông năm nay, gia đình chị trồng 8 sào rau các loại. Tham gia dự án, trung bình mỗi sào gia đình chị được hỗ trợ 120.000 đồng, số tiền giúp gia đình chị có thêm kinh phí đầu tư mua giống, phân bón, mở rộng diện tích gieo trồng. Chị bảo, đảm bảo phục vụ rau cho thị trường Tết Nguyên đán, gia đình đã tập trung trồng các loại rau cách đây gần 2 tháng. Nếu thời tiết nắng ấm thuận lợi như hiện nay, chắc chắn diện tích rau của gia đình sẽ cho thu hoạch đúng thời điểm. Trồng rau vụ đông, nếu thực hiện tốt quy trình kỹ thuật chăm sóc và giá cả hợp lý, mỗi sào trừ chi phí đầu tư người nông dân thu lãi 6,5 đến 7 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Dù ngư trường đánh bắt rộng lớn với nhiều loại thủy hải sản phong phú, đa dạng, nhưng từ đầu tháng 2 cho đến cuối tháng 6 (âm lịch), ngư dân thị trấn Cửa Tùng (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) lại chọn đánh bắt tôm hùm, mực nang... Chính hai loại đặc sản này đã mang lại thu nhập cao cho ngư dân sau mỗi chuyến ra khơi...

Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường là những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn, quan hệ, tác động qua lại, cùng quyết định sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cả hệ thống chính trị; là trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, trong đó nhà nước giữ vai trò chủ đạo, dưới sự lãnh đạo của Đảng và có sự tham gia, giám sát của toàn xã hội.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Mới đây, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I đã đưa ra một số khuyến cáo nhằm giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp ở tôm tại TP Móng Cái.

Thay vì dùng máy tầm ngư thì ngư dân làm nghề lưới lặn ở Bạc Liêu lại lặn xuống biển để “nghe” và xác định vị trí đàn cá rồi bủa lưới đánh bắt. Hình thức đánh bắt độc đáo này được truyền qua nhiều thế hệ. Mỗi tàu lưới lặn có thể thu nhập từ vài chục đến vài trăm triệu đồng/ngày.