Hiệu Quả Dự Án Cây Rau Vụ Đông Ở Sơn Dương

Theo phòng NN và PTNT huyện Sơn Dương, từ nguồn kinh phí của Nhà nước, năm 2011, huyện triển khai thực hiện Dự án phát triển cây rau vụ đông tại 7 xã với tổng diện tích trên 76,5 ha, gồm: Xã Trung Yên, Minh Thanh, Tân Trào, Vĩnh Lợi, Sơn Nam, Chi Thiết và thị trấn Sơn Dương. Kết quả, những diện tích cây trồng của dự án đều cho năng suất, chất lượng cao. Năng suất trung bình của cà chua đạt 70 tạ/ha, sản lượng đạt 735 tấn; khoai tây 25 tấn/ha, sản lượng 102,5 tấn; rau các loại 33 tấn/ha, sản lượng đạt 676,5 tấn..
Từ kết quả đạt được, vụ đông năm 2012 - 2013 huyện tiếp tục triển khai thực hiện Dự án tại 8 xã, thị trấn với tổng diện tích gần 80 ha, với các loại giống như khoai tây, xu hào, bắp cải, rau cải ăn lá... Trong diện tích trên, xã Trung Yên 13 ha/130 hộ tham gia; xã Minh Thanh 7 ha/70 hộ tham gia; xã Bình Yên 6,2 ha/62 hộ tham gia; xã Phúc Ứng 8,2 ha/82 hộ tham gia; xã Hợp Hòa gần 8,6 ha/86 hộ tham gia; xã Ninh Lai 16,47 ha/164 hộ tham gia; xã Sầm Dương 5,5 ha/55 hộ tham gia; xã Đại Phú hơn 10 ha/100 hộ tham gia; thị trấn Sơn Dương 5 ha/50 hộ tham gia. Đến thời điểm này, toàn bộ diện tích cây vụ đông trong dự án đều phát triển tốt, nhiều diện tích đã cho thu hoạch với năng suất, chất lượng khá cao.
Tại thị trấn Sơn Dương, tận dụng diện tích đất soi bãi ven sông Phó đáy nhiều năm nay, bà con nhân dân tập trung đẩy mạnh phát triển cây vụ đông. Tham gia Dự án, thị trấn có 5 ha rau các loại của 50 hộ dân thôn Thịnh Tiến và tổ nhân dân Quyết Tiến. Đảm bảo cây rau sinh trưởng phát triển tốt, đáp ứng nhu cầu của thị trường, ngay từ đầu vụ bà con nhân dân đã tập trung triển khai trồng các loại rau, xu hào, bắp cải, súp lơ... Chị Lương Thị Hằng, thôn Thịnh Tiến cho biết, gia đình chị đã trồng rau được hơn 10 năm nay. Đảm bảo rau sinh trưởng phát triển tốt, thu hoạch đúng thời vụ đòi hỏi người trồng rau nắm chắc các quy trình kỹ thuật như: làm đất, bón lót, nước tưới...
Vụ đông năm nay, gia đình chị trồng 8 sào rau các loại. Tham gia dự án, trung bình mỗi sào gia đình chị được hỗ trợ 120.000 đồng, số tiền giúp gia đình chị có thêm kinh phí đầu tư mua giống, phân bón, mở rộng diện tích gieo trồng. Chị bảo, đảm bảo phục vụ rau cho thị trường Tết Nguyên đán, gia đình đã tập trung trồng các loại rau cách đây gần 2 tháng. Nếu thời tiết nắng ấm thuận lợi như hiện nay, chắc chắn diện tích rau của gia đình sẽ cho thu hoạch đúng thời điểm. Trồng rau vụ đông, nếu thực hiện tốt quy trình kỹ thuật chăm sóc và giá cả hợp lý, mỗi sào trừ chi phí đầu tư người nông dân thu lãi 6,5 đến 7 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, các hộ nuôi tu hài ở phường Cam Nghĩa (TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) chịu thiệt hại nặng vì tu hài chết hàng loạt. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do môi trường nuôi ngày càng bị ô nhiễm.

Những năm gần đây, bên cạnh các đối tượng nuôi thủy sản nước ngọt truyền thống, người dân Nghệ An đã từng bước đưa vào nuôi trồng và khai thác các đối tượng thủy đặc sản biển như như hàu, ngao, cua biển, cá vược, cá hồng mỹ, cá giò... Thành công của các mô hình trên không chỉ góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi mà còn mở ra hướng đi mới đầy triển vọng trong việc phát triển nuôi thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao.

Trước tình hình nuôi tôm nước lợ những năm gần đây bị thua lỗ, người dân đang đối mặt với những khó khăn thì người nuôi tôm ở xã Đức Minh (Mộ Đức - Quảng Ngãi) đã nuôi tôm theo mô hình ươm tôm con trước khi thả hồ. Mô hình này đã mang lại hiệu quả đáng mừng.

Theo Thông báo của UBND tỉnh Bình Thuận từ ngày 1/4 đến hết ngày 31/7, tỉnh sẽ cấm hoạt động khai thác, thu mua vận chuyển, chế biến và kinh doanh các loài hải đặc sản gồm: Sò lông, Điệp, Dòm nâu, Bàn mai, Nghêu lụa trên toàn vùng biển Bình Thuận để bảo vệ và khôi phục nguồn lợi nhuyễn thể hai mảnh vỏ có giá trị kinh tế cao đang ngày càng bị cạn kiệt.

Trong lúc chăn nuôi lợn, gà gặp rất nhiều khó khăn do giá thức ăn tăng cao, dịch bệnh cùng với giá bán xuống thấp... thì chăn nuôi bò sữa vẫn mang lại thu nhập khá ổn định cho người nông dân. Đây đang là hướng phát triển chủ lực của nhiều địa phương.