Hiệu Quả Dự Án Cà Chua Ghép Trên Cây Cà Tím

Những năm gần đây, việc cải tạo một số cây trồng như: Nhãn, xoài, bơ bằng công nghệ ghép mắt cành đã phát huy tối đa về năng suất, chất lượng và tạo lợi thế về giá trị hàng hoá.
Tại Mộc Châu (Sơn La), các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công phương pháp ghép cây cà chua trái vụ trên cây cà tím tạo ra giống cà chua năng suất, chất lượng phù hợp với thị hiếu thị trường.
Hiện nay, ngoài một số xã Chiềng Hắc, Đông Sang, Mường Sang ở Mộc Châu; nông dân xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn cũng đang tiến hành trồng cà chua trái vụ bằng phương thức gieo hạt truyền thống. Nhưng để sản xuất cà chua trái vụ, các hộ nông dân gặp khó khăn trong việc xử lý bệnh héo xanh làm giảm năng suất.
Khắc phục nhược điểm này, năm 2013, Công ty CP GreenFarm, trụ sở tại Mộc Châu đã triển khai thực hiện dự án “Cà chua ghép trên gốc cây cà tím” tại bản Áng 1, xã Đông Sang.
Đây là tiến bộ kỹ thuật được Trung tâm Phát triển rau châu Á (AVRDC - Taiwan) chuyển giao cho Viện Nghiên cứu rau quả Việt Nam từ năm 1998 và đã thử nghiệm có kết quả ở một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Tại Mộc Châu, sau gần 2 năm triển khai thực hiện, đề tài thử nghiệm đã thành công, được Hội đồng Khoa học công nghệ tỉnh nghiệm thu, hiện nay Công ty cổ phần GreenFarm đang tiến hành sản xuất, chuyển giao và cung cấp giống cà chua ghép trên cây cà tím cho nông hộ theo yêu cầu.
Thạc sĩ Trương Văn Dư, Giám đốc Công ty CP GreenFarm, cho hay: Cây cà chua ghép sử dụng bộ rễ của cà tím nên cây khoẻ, sinh trưởng tốt, chịu được úng ngập, kháng bệnh héo rũ, vi khuẩn, xoăn lá… hơn hẳn cà chua không ghép; năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều.
Anh Lê Văn Các, bản Áng 1, xã Đông Sang (Mộc Châu) phấn khởi: Gia đình tôi chuyển đổi từ gieo hạt sang trồng cà chua ghép trên gốc cà tím vào năm 2013, quy mô 1.500 cây. Năm nay, gia đình tôi đã nhân lên 3 vạn cây và trồng trên diện tích 1,5 ha. Cây cà chua ghép trên cây cà tím cho thu hoạch kéo dài, năng suất cao hơn cà chua thường từ 1,5 - 2 lần, giá bán tại vườn đạt 13.000 - 15.000 đồng/kg. Dự kiến năng suất vụ này vào khoảng 90 tấn quả/ha.
Theo khảo sát tại một số địa phương, cho thấy cà chua ghép trên cây cà tím trồng ngoài trời cho năng suất từ 70 - 90 tấn quả/ha, còn trồng trong nhà lưới hoặc nhà kính đạt khoảng 190 - 210 tấn quả/ha. Năng suất, sức đề kháng cao, ưu thế của cà chua ghép trên cây cà tím trồng trái vụ, đó chính là những lợi thế mà cà chua trồng chính vụ không có được.
Việc cây cà chua ghép trên cây cà tím trồng ở Mộc Châu đang phát huy hiệu quả kinh tế, đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thay đổi nhận thức của người nông dân về sản xuất nông nghiệp truyền thống sang nền sản xuất hàng hoá gắn với thị trường, nâng cao hiệu quả sử dụng đất...
Có thể bạn quan tâm

Điện Biên được đánh giá có tiềm năng và lợi thế trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Ngoài được thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng, điều kiện tự nhiên, thì tỉnh ta còn có nguồn nhân lực dồi dào. Song, giải pháp nào để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp “mũi nhọn” cho địa phương - ngành “trụ cột” của tỉnh nhà là bài toán nan giải…

Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) vừa tổng kết mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” tại xã Vĩnh Nhuận (Châu Thành - An Giang). Mô hình có 116 nông dân tham gia sản xuất 217 héc-ta lúa đều đạt lợi nhuận tăng thêm khoảng 2 triệu đồng/héc-ta.

Xã Mường Đăng, huyện Mường Ảng là một trong nhiều địa phương ở tỉnh ta đang chờ phê duyệt Đề án xây dựng Nông thôn mới. Hầu hết các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới xã đều chưa triển khai thực hiện được. Song từ thực tế hiện nay, một số tiêu chí xã có thể triển khai ngay mà không cần đợi phê duyệt, đó là một số mục tiêu trong tiêu chí thứ 17 về xây dựng môi trường nông thôn.

Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng dự báo trong tháng 3/2013 với nhiệt độ ban ngày cao, ban đêm xuống thấp, ẩm độ cao... sẽ dễ xuất hiện bệnh rụng lá và bệnh phấn trắng trên hầu hết diện tích cao su của tỉnh Lâm Đồng và có nguy cơ phát triển thành dịch. “Thủ phạm” chính gây bệnh được xác định là do nấm Oidium Haver Hypomyces.

Trước nguy cơ cây xạ đen bị khai thác cạn kiệt ở những khu rừng già, trong xu hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sau nhiều năm canh tác trên các thửa ruộng khô nước, ông Sơn quyết định làm lễ "kết duyên" cây xạ đen với mảnh đất quê mình.