Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Của Mô Hình Trồng Mít Thái Lan Siêu Sớm

Hiệu Quả Của Mô Hình Trồng Mít Thái Lan Siêu Sớm
Ngày đăng: 16/11/2013

Những năm qua, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, các hội, đoàn thể ở xã Phụ Khánh (huyện Hạ Hoà, Phú Thọ) đã vận động, định hướng cho nông dân thực hiện nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó, mô hình trồng mít Thái Lan siêu sớm được Trạm khuyến nông huyện Hạ Hoà đã tổ chức thực hiện đã đạt kết quả và đang được nhân rộng, mang lại thu nhập cao cho bà con nông dân.

Sau gần 2 năm (18 tháng) trồng thử nghiệm với 300 cây mít siêu sớm, vườn mít của gia đình bà Nguyễn Thị Hậu, ở khu 9 xã Phụ Khánh đã cho thu hoạch lứa trái đầu tiên. Bà Hậu cho biết, qua nhiều lần chuyển đổi cây trồng, gia đình quyết định chọn mít siêu sớm để trồng bởi giá trị kinh tế hơn hẳn nhiều loại cây trồng khác. Loại mít siêu sớm có múi dày, mùi thơm nhẹ, ngon ngọt đang được thị trường ưa chuộng. Mỗi cây mít cho từ 4-5 trái, mỗi trái có trọng lượng từ 5-7kg, giá bán trên thị trường hiện tại khoảng 10.000 đồng/kg. Tính ra một cây cho thu hoạch từ 300-500 nghìn đồng, mỗi mùa thu hoạch gia đình bà thu nhập gần 100 triệu đồng.

Đến nay, bà Hậu đã mạnh dạn chặt bỏ 1ha cây keo để đầu tư trồng mít siêu sớm. Bà Hậu cho biết thêm, so với các loại cây ăn trái khác, mít siêu sớm có nhiều ưu điểm: Dễ trồng, ít sâu bệnh, chi phí phân, thuốc thấp, năng suất, lợi nhuận cao, một cây mít ở độ tuổi 2 năm trở lên cho thu hoạch bình quân 100kg trái/năm. Để cây cho năng suất cao, cần chú trọng bón phân chuồng kết hợp phân hóa học, liều lượng hợp lý, nhằm hạn chế xơ đen, trái nứt.

Tuổi thọ của mít rất ngắn, không quá 10 năm tuổi, vì thế muốn cây phát triển tốt nên tỉa bớt trái non và không để rong xanh bám vào cây, phải thường xuyên kiểm tra cắt tỉa cành hư và chà rửa những vết rong bám vào thân cây. Trung bình 10 ngày phun thuốc 1 lần nhằm phòng trừ sâu đục cuống và tăng cường thuốc dưỡng để trái non phát triển tốt. Phát triển cây mít siêu sớm hiện là hướng đi đúng đắn phù hợp trên vùng đất của xã. Ngoài ra, mít siêu sớm đã mang đến nguồn thu ổn định, nhất là đối với những hộ có ít đất sản xuất.


Có thể bạn quan tâm

Kiếm bạc triệu nhờ cá đặc sản Kiếm bạc triệu nhờ cá đặc sản

Vào đầu mùa mưa, trên sông Đồng Nai xuất hiện nhiều loại cá đặc sản, như: cá lăng vàng, cá leo, cá chình, cá chạch, cá chốt chuột... Đây là thời điểm các ngư dân đánh bắt trên sông tranh thủ “săn” cá đặc sản, và có đêm họ kiếm được cả chục triệu đồng.

18/07/2015
Tăng cường công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản Tăng cường công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Ngày 15-7, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức hội nghị đánh giá tình hình và giải pháp thực hiện Chỉ thị số 01/1998/CT–TTg của Thủ tướng Chính phủ về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nhất là hạn chế tác hại của việc sử dụng chất nổ, chất độc, xung điện để khai thác thủy sản trên địa bàn Đồng Nai.

18/07/2015
Tiên Yên (Quảng Ninh) có 1.355ha nuôi tôm thẻ chân trắng Tiên Yên (Quảng Ninh) có 1.355ha nuôi tôm thẻ chân trắng

Phát triển Đề án “2 con, 1 cây” (gà, cây dược liệu, tôm), hiện huyện có 445 hộ gia đình nuôi tôm thẻ chân trắng với tổng diện tích 1.355ha, tăng 96% so với năm 2014. Trong đó, nuôi bán thâm canh 124 hộ, nuôi quảng canh 321 hộ.

18/07/2015
Cơ hội phát triển nghề nuôi cá dìa Cơ hội phát triển nghề nuôi cá dìa

ThS. Lê Văn Bảo Duy và nhóm nghiên cứu Khoa Thuỷ sản, Trường đại học Nông Lâm Huế vừa nghiên cứu thành công quy trình sinh sản nhân tạo và ương nuôi cá dìa quanh năm với tỉ lệ sống cao, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho nghề nuôi cá dìa nói riêng và sản xuất giống cá nói chung tại Thừa Thiên Huế.

18/07/2015
Đề phòng dịch bệnh trên vật nuôi mùa mưa Đề phòng dịch bệnh trên vật nuôi mùa mưa

Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Cà Mau Nguyễn Thành Huy nhận định, mấy năm gần đây, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và tôm nuôi không xảy ra theo quy luật mùa như trước đây mà bùng phát bất cứ thời điểm nào trong năm. Nếu chủ quan, lơ là, ngay lập tức dịch bệnh sẽ tái bùng phát.

18/07/2015