Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Của Mô Hình Nuôi Ếch Thái

Hiệu Quả Của Mô Hình Nuôi Ếch Thái
Ngày đăng: 13/04/2012

Nhằm giúp nông dân khai thác mô hình nuôi ếch Thái, góp phần tăng thu nhập, cải thiện kinh tế gia đình, thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Tiền Giang đã hỗ trợ vốn không hoàn lại cho một số hộ nuôi trình diễn, anh Võ Thanh Quang, ngụ tổ 1, ấp Mỹ Thạnh, xã Song Thuận (Châu Thành), là một trong những người nuôi ếch thành công.

Năm 2008, anh bắt đầu nuôi với diện tích 100 m2, "vèo" này được anh khép ván, trải bạt để thả nuôi 1.000 con ếch thịt. Giá ếch thịt lúc đó cũng dao động từ 25.000 - 40.000 đồng/kg. Không dừng lại đó, anh tìm tòi học hỏi và được sự chuyển giao kỹ thuật của Trạm Khuyến nông - khuyến ngư huyện về nuôi ếch thương phẩm và làm giống.

Năm 2011, anh thả nuôi 25 cặp ếch giống sinh sản, ép đẻ liên tục, đến 40 - 45 ngày là bán ếch giống. Anh xuất bán 20.000 con ếch giống, giá từ 1.000 - 1.500 đồng/con; giá ếch thịt cao nhất 90.000 đồng/kg (5 con/kg), anh thu nhập phần ếch giống được 20 triệu đồng sau khi trừ chi phí.

Anh Nguyễn Đức Huy, ngụ ấp Mỹ Hoà; anh Nguyễn Hữu Minh Triệu, ngụ ấp Mỹ Thạnh, cùng xã Song Thuận, có số lượng làm giống và nuôi ếch thương phẩm tương đương với anh Quang. Lợi nhuận mang lại từ con ếch làm cho người nuôi phấn khởi.

Không riêng xã Song Thuận, mà xã Long Hưng cũng có nhiều hộ nuôi ếch như hộ ông Nguyễn Văn Khá (Hai Khá) ngụ ấp Long Thuận A nuôi nhiều ếch giống. Từ 3 - 4 năm nay ông thả nuôi 50 con ếch bố mẹ, mỗi năm suất bán 4 lần, mỗi lần trung bình 400 kg. Giá ếch giống từ 28.000 - 30.000 đồng/kg, với giá này ông thu về 50 triệu đồng/năm.

Anh Ngô Lập Đức, cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh, phụ trách huyện Châu Thành đánh giá về mô hình nuôi ếch: Trước đây, trong huyện có nhiều hộ tham gia nuôi, nhưng do mới mẻ, giá cả đầu ra chưa cao, nên người dân chưa mặn mòi với vật nuôi này. Còn bây giờ, con ếch bắt đầu có giá, nên hiện nay có khoảng hơn 10 hộ tập trung sản xuất trên địa bàn xã Song Thuận.


Có thể bạn quan tâm

Biến bãi hoang ven sông thành vườn lan tiền tỷ Biến bãi hoang ven sông thành vườn lan tiền tỷ

Từ vốn vay hỗ trợ lãi suất làm nông nghiệp đô thị của TP.HCM, anh Nguyễn Văn Nhật (ấp 1, xã Hòa Phú, huyện Củ Chi) đã mạnh dạn đầu tư cải tạo bãi hoang ven sông Sài Gòn để trồng hoa lan.

19/10/2015
Cần gỡ khó cho kinh tế trang trại Cần gỡ khó cho kinh tế trang trại

Từ con số 902 trang trại năm 2010, đến nay Quảng Trị chỉ còn 26 trang trại vì lý do không đạt hai tiêu chí theo Thông tư số 27 của Bộ NNPTNT, 876 trang trại theo tiêu chí cũ bị loại bỏ, hàng loạt nông dân muốn thành lập trang trại nhưng vấp phải tiêu chí nên đành dở dang mơ ước.

19/10/2015
Tinh vi như phân bón giả Tinh vi như phân bón giả

“Sản xuất phân bón giả, kém chất lượng ngày càng tinh vi, liều lĩnh”- ông Đỗ Thanh Lam – Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) nhận định tại “Hội nghị tuyên truyền và chia sẻ kinh nghiệm phòng chống phân bón giả, kém chất lượng” tổ chức tại Thanh Hoá mới đây.

19/10/2015
Đừng làm môi trường xấu hơn nữa Đừng làm môi trường xấu hơn nữa

Đó là kêu gọi và cũng là yêu cầu của Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát với các đại biểu tham dự Hội nghị Tổng kết công tác bảo vệ môi trường trong nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011-2015, tổ chức ngày 16.10 tại Hà Nội.

19/10/2015
Chuyện thật như đùa đánh kẻng gọi lợn rừng Chuyện thật như đùa đánh kẻng gọi lợn rừng

Chiều sâm sẩm, tiếng kẻng sắt vang vọng khắp núi rừng Tam Đảo. Từ trên núi, từng đàn lợn rừng ước tính hàng trăm con lục tục kéo về một khu trang trại rộng gần chục ha.

19/10/2015