Hiệu Quả Của Mô Hình Nuôi Ếch Thái

Nhằm giúp nông dân khai thác mô hình nuôi ếch Thái, góp phần tăng thu nhập, cải thiện kinh tế gia đình, thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Tiền Giang đã hỗ trợ vốn không hoàn lại cho một số hộ nuôi trình diễn, anh Võ Thanh Quang, ngụ tổ 1, ấp Mỹ Thạnh, xã Song Thuận (Châu Thành), là một trong những người nuôi ếch thành công.
Năm 2008, anh bắt đầu nuôi với diện tích 100 m2, "vèo" này được anh khép ván, trải bạt để thả nuôi 1.000 con ếch thịt. Giá ếch thịt lúc đó cũng dao động từ 25.000 - 40.000 đồng/kg. Không dừng lại đó, anh tìm tòi học hỏi và được sự chuyển giao kỹ thuật của Trạm Khuyến nông - khuyến ngư huyện về nuôi ếch thương phẩm và làm giống.
Năm 2011, anh thả nuôi 25 cặp ếch giống sinh sản, ép đẻ liên tục, đến 40 - 45 ngày là bán ếch giống. Anh xuất bán 20.000 con ếch giống, giá từ 1.000 - 1.500 đồng/con; giá ếch thịt cao nhất 90.000 đồng/kg (5 con/kg), anh thu nhập phần ếch giống được 20 triệu đồng sau khi trừ chi phí.
Anh Nguyễn Đức Huy, ngụ ấp Mỹ Hoà; anh Nguyễn Hữu Minh Triệu, ngụ ấp Mỹ Thạnh, cùng xã Song Thuận, có số lượng làm giống và nuôi ếch thương phẩm tương đương với anh Quang. Lợi nhuận mang lại từ con ếch làm cho người nuôi phấn khởi.
Không riêng xã Song Thuận, mà xã Long Hưng cũng có nhiều hộ nuôi ếch như hộ ông Nguyễn Văn Khá (Hai Khá) ngụ ấp Long Thuận A nuôi nhiều ếch giống. Từ 3 - 4 năm nay ông thả nuôi 50 con ếch bố mẹ, mỗi năm suất bán 4 lần, mỗi lần trung bình 400 kg. Giá ếch giống từ 28.000 - 30.000 đồng/kg, với giá này ông thu về 50 triệu đồng/năm.
Anh Ngô Lập Đức, cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh, phụ trách huyện Châu Thành đánh giá về mô hình nuôi ếch: Trước đây, trong huyện có nhiều hộ tham gia nuôi, nhưng do mới mẻ, giá cả đầu ra chưa cao, nên người dân chưa mặn mòi với vật nuôi này. Còn bây giờ, con ếch bắt đầu có giá, nên hiện nay có khoảng hơn 10 hộ tập trung sản xuất trên địa bàn xã Song Thuận.
Có thể bạn quan tâm

Cao su và hồ tiêu là cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao mang lại thu nhập cho người sản xuất, góp phần phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Hiểu được nỗi khổ của người dân với điệp khúc “được mùa mất giá”, Hợp tác xã (HTX) Phước Hưng xã Tiến Hưng (Đồng Xoài - Bình Phước) đã liên kết với người trồng điều để trồng theo tiêu chuẩn của Tổ chức FLO (Tổ chức nhãn hiệu thương mại công bằng quốc tế).

Mấy năm gần đây, trên thị trường miền Bắc xuất hiện loại bưởi Đào Chuyên, ăn ngon và đẹp mã: Quả chín có màu vàng tươi, quả to, vỏ mỏng, chỉ có 12 múi, nhiều nước và ngọt mát, không bị “cơm nguội” và không nát tép.

Nhiều người khâm phục sự nhạy bén, năng động trong sản xuất nông nghiệp của ông Nguyễn Thanh Tâm, khu phố Tân Trà, phường Tân Bình, thị xã Đồng Xoài (Bình Phước).Ông Tâm là người đầu tiên ở thị xã Đồng Xoài trồng sầu riêng.

Không cần phun thuốc, tỷ lệ đậu trái khá, tăng năng suất, giá bán cao, thương lái và người tiêu dùng ưa chuộng… đó là những tín hiệu vui của bà con nhà nông vùng đồng bằng sông Cửu Long khi sử dụng túi bao trái.