Hiệu Quả Của Công Nghệ Sinh Thái Và Bảo Tồn Ong Mật

Ngày 9/5, tại Tiền Giang, Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam hợp tác cùng chuyên gia Viện Nghiên cứu Lúa gạo quốc tế (IRRI) do Tiến sĩ KL. Heong và Tiến sĩ Monina M. Escalada phối hợp UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức sơ kết Chương trình “Công nghệ sinh thái và bảo tồn ong mật, thụ phấn tăng năng suất cây trồng” lần đầu tiên tại các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam bộ và khu vực ĐBSCL.
Theo các chuyên gia, lần đầu tiên thực hiện thí điểm mô hình trong vụ lúa đông xuân 2009 - 2010 ở xã Mỹ Thành Nam (huyện Cai Lậy) và xã Hậu Mỹ Trinh (huyện Cái Bè) của tỉnh Tiền Giang, với 20.000 cây hoa đủ loại xung quanh khu ruộng rộng 35ha. Sau đó, tỉnh An Giang bắt đầu phát triển mô hình công nghệ sinh thái với diện tích 100ha của 350 nông dân tham gia.
Kết quả cho thấy, trên mỗi ha ruộng lúa, nông dân tiết kiệm được 400.000 đồng chi phí thuốc phòng trừ sâu rầy và 100.000 đồng tiền thuê nhân công phun thuốc; nông dân giảm được 4 - 5 lần phun thuốc trừ rầy và sâu cuốn lá nhưng vẫn đạt năng suất từ 6 - 6,5 tấn/ha ở vụ hè thu và thu đông, 7,5 - 8 tấn/ha ở vụ đông xuân (có nơi đạt đến 9 tấn/ha), tăng từ 0,5 - 1 tấn/ha so với canh tác bình thường.
Tiến sĩ KL. Heong, Viện Nghiên cứu Lúa gạo quốc tế IRRI cho biết, trồng cây có hoa trên bờ ruộng để hấp dẫn và nuôi dưỡng ong ký sinh sâu hại lúa đến hút mật và phấn hoa, sau đó bay trở lại ruộng tìm sâu hại để đẻ trứng. Trên ruộng lúa, sâu rầy vẫn có nhưng thiên địch sẽ nhiều hơn, giúp tiêu diệt sâu rầy, bảo vệ sản xuất và tạo sinh cảnh đẹp vì bờ ruộng có hoa. Nhờ vậy mà nông dân không cần phun thuốc bảo vệ thực vật, trừ khi nào cấp thiết nhất mới phải sử dụng theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật.
Theo TS. Hồ Văn Chiến, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, trồng hoa trên bờ ruộng là một mô hình mới rất có triển vọng, phù hợp với việc phát triển một nền nông nghiệp bền vững. Khi trồng hoa, nông dân cần chú ý đến giống hoa được khuyến cáo trồng rộng rãi để có tác dụng thu hút, nhân nuôi các côn trùng có ích, các thiên địch, đặc biệt là loài ong ký sinh tốt như: Hoa sao nhái, hoa cẩm tú, hoa quỳ, hướng dương, bông trang, mè, đậu bắp, đậu xanh... Trồng hoa trước khi sạ lúa, tốt nhất là từ 20 ngày đến 1 tháng, hoặc trồng cây hoa trực tiếp trên bờ ruộng từ 7 - 10 ngày.
Có thể bạn quan tâm

Theo đó, kế hoạch này gồm 3 nội dung. Đầu tiên là điều tra, khảo sát thực địa và thu thập thông tin (gồm khảo sát, xây dựng kế hoạch triển khai; quy trình, kỹ thuật trồng trọt, canh tác và giống lúa Nàng thơm chợ Đào; điều tra thực trạng quy hoạch vùng canh tác gạo Nàng thơm chợ Đào, chế biến, bảo quản sau thu hoạch; thu thập thông tin về sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm).

Mấy năm gần đây, bộ mặt nông thôn của xã Lang Môn (Nguyên Bình) đã dần đổi thay từ trồng cây thuốc lá. Sau vài năm trồng thử nghiệm, cây thuốc lá dần khẳng định được vị thế giúp bà con cải thiện cuộc sống, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.

Trồng cây sưa đem lại lợi ích kinh tế cao, trồng 7 năm lõi gỗ có thể đạt 5 - 7 cm, giá bán 3 - 5 triệu đồng/cây. Hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, huyện Hà Quảng và Công ty TNHH Diễn Xuân đang tích cực vận động bà con trồng cây sưa với diện tích ban đầu 7 ha, người tham gia trồng sẽ cung cấp cây giống, phân bón, chuyển giao khoa học kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm. Dự kiến nhân rộng ra toàn tỉnh trên những địa bàn phù hợp và nhu cầu của nông dân.

Những năm qua, thông qua nguồn vốn của các chương trình, nhiều thương, bệnh binh, chính sách trên địa bàn tỉnh đã tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước thông qua Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) để phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống ổn định.

Trải qua một chặng đường hơn 10 năm, nhưng chỉ trong 2 năm qua đối phó những diễn biến khó dự đoán trên thị trường, cạnh tranh trong ngành lúa gạo trở nên khốc liệt, khiến DN này phải chuyển hướng tập trung tới 99% cho thị trường XK. Chuyện xây dựng thương hiệu gạo Việt còn để ngỏ, song thị trường cao cấp vẫn mở cửa đặt hàng NK gạo Việt.