Hiệu Quả Của Công Nghệ Phun Tưới Tự Động

Tiết kiệm tối đa nhân công, thời gian tưới nước, chi phí mua nhiên liệu chạy máy bơm… do hệ thống phun tưới tự động mang lại, đã khiến một bộ phận nông dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) trở thành những chủ nhân của công nghệ tưới nước hiện đại này trên ruộng của mình.
Vài năm trước, với mô hình thí điểm trên diện tích vài hecta, đến nay một bộ phận nông dân ở Lý Sơn đã không ngừng đầu tư sử dụng phương pháp phun tưới tiên tiến này. Giờ đây, trên khắp các cánh đồng ở Lý Sơn, dễ dàng nhận thấy những vòi nước nhấp nhô khắp mặt ruộng, nước phun trắng xóa.
Bóng dáng hàng chục nông dân với những vòi nước kéo lê trên ruộng để tưới nước cho cây trồng từ lúc nửa đêm cho đến chập tối không còn nữa. Hầu hết diện tích đất canh tác ở Lý Sơn hiện nay dùng phương pháp phun tưới tự động đều do người dân tự đầu tư. Trên nhiều cánh đồng lớn như đồng Sũng (ở thôn Tây, An Vĩnh), đồng Mô (ở thôn Đông, An Hải)... nông dân chủ yếu sử dụng hệ thống phun tưới này.
Với những hiệu quả mang lại rất thiết thực, giúp nông dân giảm bớt khó khăn, nhưng để đầu tư hệ thống phun tưới tự động có chi phí không ít. Mỗi sào đất cần khoảng 4 -5 triệu đồng để lắp đặt. Việc đầu tư này tương đối lớn, tuy nhiên hiệu quả mang lại không nhỏ. Một nông dân ở xã An Vĩnh tính toán, trước đây, với 5 sào đất trồng hành tỏi, gia đình ông phải vận động cả nhà đi tưới nước suốt ngày.
Mỗi tuần tưới 2 – 3 lần, mỗi lần khoảng 30 phút cho một sào. Còn bây giờ, chỉ một người là có thể tưới hết diện tích. Thời gian tưới chỉ trong vòng 15 phút là xong một sào ruộng. Với việc tiết kiệm được thời gian tưới nên tiền nhiên liệu để mua dầu chạy máy bơm cũng giảm đi nhiều.
Ở Lý Sơn có khoảng hơn 300ha đất sản xuất nông nghiệp. Diện tích ít ỏi này đã được nông dân xen canh, thâm canh với tầng suất rất lớn. Do vậy, nguồn nước tưới cho sản xuất những năm gần đây luôn là vấn đề nan giải. Xuất phát từ khó khăn về nguồn nước và tăng tính hiệu quả kinh tế trên một diện tích đất ít ỏi, nông dân Lý Sơn dần tiếp cận và sử dụng thiết bị phun tưới tự động ngày càng phổ biến, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, góp phần phát triển ngành nông nghiệp với các cây trồng chủ lực là hành và tỏi, đồng thời tiết kiệm được nguồn nước ngọt ngày càng khan hiếm trên đảo.
Sự chủ động của nông dân Lý Sơn trong việc áp dụng khoa học công nghệ hiện đại trong thời gian qua là tín hiệu đáng mừng. Với những hiệu quả trước mắt và lâu dài do công nghệ phun tưới tự động mang lại, nông dân Lý Sơn rất cần sự quan tâm hỗ trợ vốn của Nhà nước để tiếp tục đầu tư hệ thống phun tưới tự động này.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Đình Lộc (thôn 3, xã Đạ Ròn, Đơn Dương, Lâm Đồng) đang sở hữu gần 5.000m2 cà phê robusta cho năng suất cao (bình quân khoảng 5 tạ/sào), hàng năm mang về thu nhập cho gia đình trăm triệu đồng.

Theo kế hoạch của ngành Nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu, năm 2014, toàn tỉnh sẽ phát triển đàn gia súc, gia cầm gần 3 triệu con. Trong đó, đàn heo sẽ phát triển với số lượng 230.000 con; gia cầm 2,6 triệu con; đàn trâu, bò, dê đạt 6.200 con...

Nói đến mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình ở xã Hòa Hiệp Bắc (Đông Hòa - Phú Yên), nhiều người nhắc đến tinh thần và ý chí vượt khó của vợ chồng anh Lê Kim Thịnh. Việc mạnh dạn áp dụng kỹ thuật nuôi cút sau hơn 4 năm (2009 đến nay), không chỉ giúp gia đình anh thoát nghèo mà còn vươn lên khấm khá.

Anh Tùng cho biết: Anh bắt đầu với nghề nuôi bò thịt từ năm 1998, sau đó, nhận thấy thời gian quay vòng vốn chậm và lâu cho thu lãi nên đến năm 2000, anh quyết định bán hết đàn bò thịt để chuyển sang nuôi bò sữa. Với số tiền bán đàn bò được 24 triệu đồng, anh sang tỉnh Long An mua 2 con bò sữa giống với giá 22 triệu đồng. Sau đó, anh tiếp tục mua thêm một con nữa.

Chỉ tiêu tỉnh giao huyện Đầm Dơi (Cà Mau) năm 2014 nâng diện tích nuôi tôm công nghiệp toàn huyện là 2.600 ha. Bước vào đầu năm Giáp Ngọ, bà con nông dân khẩn trương thi công ủi đầm nuôi tôm công nghiệp cho kịp thời vụ.