Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Cánh Đồng Mẫu Lớn Ở Yên Dũng

Hiệu Quả Cánh Đồng Mẫu Lớn Ở Yên Dũng
Ngày đăng: 21/11/2013

Trên một cánh đồng, nông dân cấy cùng một loại giống lúa, cùng một thời điểm và áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật từ khâu giống, vật tư phân bón, kỹ thuật canh tác, cơ giới hóa sản xuất và công tác quản lý đồng ruộng nhằm tạo ra một chuỗi sản phẩm hợp lý, giảm chi phí đầu vào, bảo vệ môi trường và nâng cao giá trị trên 1ha đất canh tác – đó chính là mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” đã và đang được triển khai thực hiện có hiệu quả tại xã Cảnh Thụy, huyện Yên Dũng với quy mô 50 ha. Đây là cánh đồng mẫu đầu tiên trong tỉnh nhằm tạo ra một "cuộc cách mạng" trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới.

Xác định yếu tố quan trọng để hình thành cánh đồng mẫu lớn (CĐML) là việc dồn điền, đổi thửa tạo thành vùng sản xuất tập trung nên cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của các ban, ngành, đoàn thể nhằm tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tích cực tham gia hưởng ứng. Với sự triển khai quyết liệt nên điều kiện về “mẫu lớn” đã được đáp ứng và tỉnh quyết định chọn xã Cảnh Thụy thí điểm xây dựng CĐML trên địa bàn thôn Tân Mỹ (40 ha), thôn Đông và thôn Bẩy (10ha). Vốn đầu tư để thực hiện mô hình từ kinh phí xây dựng nông thôn mới của xã điểm và kinh phí xây dựng cánh đồng mẫu lớn của tỉnh. Mô hình CĐML tại xã Cảnh Thụy chủ yếu sử dụng giống lúa BC15 – một giống lúa thuần mới có năng suất và chất lượng cao. Tham gia mô hình, các hộ nông dân được hỗ trợ 70% giá giống, 35% giá phân bón NPK, 50% phân bón vi sinh đa chủng, đa chức năng và thuốc bảo vệ thực vật, 100% chi phí tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật; công làm đất gieo mạ tập trung 100.000 đồng/sào…

Do áp dụng đồng bộ khoa học kỹ thuật từ khâu làm đất đến khâu thu hoạch nên năng suất trên cánh đồng mẫu lớn đạt 68,8 tạ/ha cao hơn các diện tích khác (cũng trồng giống lúa BC15, 5,8 tạ/ha). Về hiệu quả kinh tế, chi phí sản xuất tiết kiệm 3,15 triệu đồng/ha; với giá bán trên thị trường hiện nay, nông dân thu được 1,06 triệu đồng/sào sau khi đã trừ chi phí, tăng 250.000 đồng/sào nếu so với sản xuất đại trà tại địa phương. Hiệu quả việc triển khai mô hình CĐML là rõ ràng, bởi đây là mô hình sản xuất tập trung có sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà: Nhà khoa học, Nhà nước, Nhà Doanh nghiệp và Nhà nông; đặc biệt với cách làm này đã giúp bà con nông dân giảm được chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng và đã làm cho người nông dân từng bước xóa bỏ thói quen canh tác lạc hậu, thay đổi tư duy sản xuất nhỏ lẻ, hướng đến nền sản xuất hàng hóa. Hy vọng kết quả từ mô hình này là kinh nghiệm quý để nhân rộng, góp phần vào thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.


Có thể bạn quan tâm

Tôm Sinh Thái Cánh Cửa Phát Triển Kinh Tế Và Bảo Vệ Rừng Ngập Mặn Tôm Sinh Thái Cánh Cửa Phát Triển Kinh Tế Và Bảo Vệ Rừng Ngập Mặn

Rừng ngập mặn Cà Mau chiếm ½ tổng diện tích rừng ngập mặn Việt Nam, đồng thời Cà Mau cũng là tỉnh chiếm ½ tổng diện tích nuôi và ¼ tổng sản lượng tôm của cả nước. Tuy vậy, nuôi tôm cũng là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam nói chung và Cà Mau nói riêng.

09/02/2015
Tái Cấu Trúc Ngành Cá Tra Phải Bắt Đầu Từ Khâu Phân Phối Tái Cấu Trúc Ngành Cá Tra Phải Bắt Đầu Từ Khâu Phân Phối

Tất cả các biến động bất lợi trong ngành sản xuất và chế biến cá tra thời gian qua dẫn đến nhu cầu phải tái cấu trúc ngành này để đảm bảo phát triển bền vững, và theo ông Võ Hùng Dũng, Tổng thư ký Hiệp hội cá tra Việt Nam (VN Pangasius), việc tái cấu trúc cần phải bắt đầu từ khâu phân phối.

09/02/2015
Hiệu Quả Từ Mô Hình Vườn Cây Ao Cá Hiệu Quả Từ Mô Hình Vườn Cây Ao Cá

Theo ông Hai, chanh tứ quý phát trưởng mạnh, trái to, nhiều nước và đặc biệt là không hạt. Tuy dễ trồng nhưng muốn đạt năng suất và chất lượng, người trồng phải biết cách chăm sóc, bón phân, tưới nước đầy đủ trong mùa nắng. Ngoài ra còn phải chú ý đề phòng sâu đục thân, sâu vẽ bùa và các bệnh phấn trắng, bệnh đốm đen có thể làm cho cây suy thoái.

09/02/2015
Sẽ Công Nhận Lẫn Nhau Giữa VietGAP Với BAP Trong Nuôi Thủy Sản Sẽ Công Nhận Lẫn Nhau Giữa VietGAP Với BAP Trong Nuôi Thủy Sản

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện nay Việt Nam đã có 44 sản phẩm đạt chứng nhận BAP (Best Aquaculture Practices) của Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu - Global Aquaculture Alliance (GAA); trong đó có 17 sản phẩm đạt chứng nhận 1 sao, 12 sản phẩm đạt 2 sao, 9 sản phẩm đạt 3 sao và 6 sản phẩm đạt 4 sao. Đặc biệt, Việt Nam là nước có số lượng sản phẩm đạt 4 sao nhiều nhất trên thế giới.

09/02/2015
Giáp Tết, Ngư Dân Trúng Cá Ngừ Đại Dương Giáp Tết, Ngư Dân Trúng Cá Ngừ Đại Dương

Đại úy Nguyễn Ngọc Ry, Phó trạm kiểm soát Biên phòng Đà Rằng cho biết, hiện còn 161 tàu của ngư dân phường 6 đang khai thác cá ngừ đại dương tại khu vực quần đảo Trường Sa. Dự kiến từ ngày 20 đến 28 tháng Chạp (ngày 8 đến 16/2) các tàu này sẽ cập cảng để ngư dân đón Tết Nguyên đán Ất Mùi.

09/02/2015