Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Cánh Đồng Mẫu Lớn Ở Yên Dũng

Hiệu Quả Cánh Đồng Mẫu Lớn Ở Yên Dũng
Ngày đăng: 21/11/2013

Trên một cánh đồng, nông dân cấy cùng một loại giống lúa, cùng một thời điểm và áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật từ khâu giống, vật tư phân bón, kỹ thuật canh tác, cơ giới hóa sản xuất và công tác quản lý đồng ruộng nhằm tạo ra một chuỗi sản phẩm hợp lý, giảm chi phí đầu vào, bảo vệ môi trường và nâng cao giá trị trên 1ha đất canh tác – đó chính là mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” đã và đang được triển khai thực hiện có hiệu quả tại xã Cảnh Thụy, huyện Yên Dũng với quy mô 50 ha. Đây là cánh đồng mẫu đầu tiên trong tỉnh nhằm tạo ra một "cuộc cách mạng" trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới.

Xác định yếu tố quan trọng để hình thành cánh đồng mẫu lớn (CĐML) là việc dồn điền, đổi thửa tạo thành vùng sản xuất tập trung nên cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của các ban, ngành, đoàn thể nhằm tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tích cực tham gia hưởng ứng. Với sự triển khai quyết liệt nên điều kiện về “mẫu lớn” đã được đáp ứng và tỉnh quyết định chọn xã Cảnh Thụy thí điểm xây dựng CĐML trên địa bàn thôn Tân Mỹ (40 ha), thôn Đông và thôn Bẩy (10ha). Vốn đầu tư để thực hiện mô hình từ kinh phí xây dựng nông thôn mới của xã điểm và kinh phí xây dựng cánh đồng mẫu lớn của tỉnh. Mô hình CĐML tại xã Cảnh Thụy chủ yếu sử dụng giống lúa BC15 – một giống lúa thuần mới có năng suất và chất lượng cao. Tham gia mô hình, các hộ nông dân được hỗ trợ 70% giá giống, 35% giá phân bón NPK, 50% phân bón vi sinh đa chủng, đa chức năng và thuốc bảo vệ thực vật, 100% chi phí tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật; công làm đất gieo mạ tập trung 100.000 đồng/sào…

Do áp dụng đồng bộ khoa học kỹ thuật từ khâu làm đất đến khâu thu hoạch nên năng suất trên cánh đồng mẫu lớn đạt 68,8 tạ/ha cao hơn các diện tích khác (cũng trồng giống lúa BC15, 5,8 tạ/ha). Về hiệu quả kinh tế, chi phí sản xuất tiết kiệm 3,15 triệu đồng/ha; với giá bán trên thị trường hiện nay, nông dân thu được 1,06 triệu đồng/sào sau khi đã trừ chi phí, tăng 250.000 đồng/sào nếu so với sản xuất đại trà tại địa phương. Hiệu quả việc triển khai mô hình CĐML là rõ ràng, bởi đây là mô hình sản xuất tập trung có sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà: Nhà khoa học, Nhà nước, Nhà Doanh nghiệp và Nhà nông; đặc biệt với cách làm này đã giúp bà con nông dân giảm được chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng và đã làm cho người nông dân từng bước xóa bỏ thói quen canh tác lạc hậu, thay đổi tư duy sản xuất nhỏ lẻ, hướng đến nền sản xuất hàng hóa. Hy vọng kết quả từ mô hình này là kinh nghiệm quý để nhân rộng, góp phần vào thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.


Có thể bạn quan tâm

Việt Nam phát triển nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm Việt Nam phát triển nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm

Ngày 22/6, Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN & PTNT) và Hội đồng Quản lý Nuôi trồng thủy sản (ASC) đã ký Biên bản ghi nhớ (MoU).

26/06/2015
Hội thảo phát triển nghề nuôi cá thương phẩm ven kênh Đông – Củ Chi Hội thảo phát triển nghề nuôi cá thương phẩm ven kênh Đông – Củ Chi

Tính đến 2015, trên địa bàn huyện Củ Chi ước tính có hơn 242ha diện tích mặt nước nuôi thủy sản, trong đó sử dụng nguồn nước kênh Đông là 158ha.

26/06/2015
Cảnh báo việc nuôi tôm thẻ chân trắng ngoài quy hoạch Cảnh báo việc nuôi tôm thẻ chân trắng ngoài quy hoạch

Theo Thạc sĩ Phạm Thị Thu Hồng- Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản, các huyện Vũng Liêm, Long Hồ, Tam Bình (Vĩnh Long) vẫn còn tình trạng người dân nuôi tôm thẻ chân trắng ngoài quy hoạch với khoảng 11 cơ sở nuôi.

26/06/2015
Khai giảng lớp kỹ thuật ương và nuôi tôm càng xanh tại xã Phú Thuận (An Giang) Khai giảng lớp kỹ thuật ương và nuôi tôm càng xanh tại xã Phú Thuận (An Giang)

Sáng ngày 18/6/2015, Hiệp hội Thủy sản An Giang phối hợp với Trung tâm giống thủy sản An Giang khai giảng lớp kỹ thật ương và nuôi tôm càng xanh tại xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn. Tham dự có ông Lê Chí Bình – Phó Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản An Giang, ông Tăng Hoàng Vinh – Phó giám đốc Trung tâm giống thủy sản An Giang, bà Trần Thị Lệ Thanh – Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Phú Thuận và 25 học viên trong xã.

26/06/2015
Tôm nghịch vụ thất mùa Tôm nghịch vụ thất mùa

Hiện nay, một số diện tích ao nuôi tôm càng xanh nghịch vụ ở huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã bắt đầu vào mùa thu hoạch. Mặc dù giá tôm cao hơn so với cùng kỳ năm trước nhưng do ảnh hưởng từ thời tiết nên năng suất giảm từ 20 – 30%, gây thua lỗ cho nhiều người nuôi tôm.

26/06/2015