Hiệu Quả Cải Tạo Vườn Xoài Cát Hòa Lộc Già Vùng Hòa Hưng (Tiền Giang)

Vừa qua, tại UBND xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè (Tiền Giang) đã diễn ra hội thảo sơ kết 2 năm thực hiện đề tài "Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật canh tác nhằm nâng cao năng suất và chất lượng xoài cát Hòa Lộc theo hướng GAP", do PGS.TS. Trần Văn Hâu - Trường Đại học Cần Thơ chủ trì.
Nội dung cải tạo vườn xoài già nhằm mục đích phục hồi khả năng cho trái vườn xoài già theo các nhóm tuổi cây 20 - 30 năm tuổi, 30 - 40 năm tuổi, > 40 năm tuổi. Mỗi nhóm tuổi thí nghiệm 10 cây xoài, mỗi năm cưa 30 - 40% cành già vào đầu mùa mưa, kết quả bước đầu đạt được đáng ghi nhận như sau: Sau khi cải tạo, chiều cao cây trung bình ở các nhóm cây có độ tuổi khác nhau được hạ thấp còn khoảng 4,99 m, đường kính tán 5,02 m.
Tỷ lệ ra đọt non và ra hoa: sau khi cưa đốn 100%, cành được cưa đốn đều ra đọt non nhưng thời gian ra chồi non và tỷ lệ ra hoa tùy thuộc vào độ tuổi và tình hình sinh trưởng của cây. Đối với nhóm cây 20 - 30 năm tuổi, sau 55 - 60 ngày cưa đốn tỷ lệ ra hoa đạt 67,27%; đối với nhóm cây 30 - 40 năm tuổi, sau 70 - 75 ngày cưa đốn tỷ lệ ra hoa cao nhất đạt 78,1%; đối với nhóm cây > 40 năm tuổi, sau 80-85 ngày cưa đốn tỷ lệ ra hoa thấp nhất đạt 61,77%.
Năng suất giữa các cây ở các nhóm tuổi khác nhau không khác nhau, trung bình 3,9 - 4,85 tấn/ha. Trọng lượng trái: nhóm xoài 20 - 30 năm tuổi có trọng lượng trái lớn nhất 355,1 g/trái, nhóm xoài > 40 năm tuổi có trọng lượng trái nhỏ nhất 305,6 g/trái. Phẩm chất trái: Hàm lượng acid tổng số, đường tổng số giữa các nhóm xoài ở các độ tuổi khác nhau không khác nhau, biến động 0,4 - 0,53 g/l và 19,6 - 19,7 (độ Brix) theo thứ tự.
Như vậy sau hơn 1 năm thực hiện thí nghiệm cải tạo vườn xoài già theo các độ tuổi khác nhau cho thấy: Sau khi cưa đốn 30 - 40% cành thì có thể cho năng suất ngay trong năm cải tạo, không bỏ vụ và vẫn đảm bảo năng suất và chất lượng; sau khi cưa đốn nhóm xoài có độ tuổi nhỏ hơn sẽ phục hồi nhanh hơn; thời gian phục hồi của các nhóm xoài từ 2 - 3 tháng sau khi cưa đốn.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2012, TT Khuyến nông – Khuyến ngư Quảng Ngãi giao cho Trạm Khuyến nông huyện Đức Phổ trực tiếp thực hiện mô hình nuôi tôm hùm lồng tại hộ ông Đỗ Văn Được, thôn Thạch Bi 1, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, với qui mô 3 lồng nuôi (tổng thể tích 15 m3).

Với mục đích giúp các hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế làm quen với sản xuất sản phẩm sạch, từ nguồn vốn khuyến nông quốc gia, lần đầu tiên Trung tâm Khuyến Nông lâm ngư xây dựng thành công mô hình nuôi cá rô phi đơn tính theo quy trình VietGap.

Sau bão số 10, chúng tôi có mặt tại vườn cao su của Nông trường Cao su 1 thuộc Công ty TNHH MTV Cao su Hà Tĩnh đóng trên địa bàn xã Kỳ Hợp (Kỳ Anh - Hà Tĩnh). Cả vườn cây cao su bạt ngàn mới mấy hôm còn reo với gió ngàn và chăm chỉ tích nhựa sống cho đời nay trở thành rừng cây đổ nát...

Huyện Châu Thành A (Hậu Giang) có tổng đàn heo khoảng 13.100 con. Sau thời gian dài heo hơi giảm giá mạnh xuống còn 33.000 - 34.000 đồng/kg, mấy ngày qua giá heo trên địa bàn huyện tăng trở lại, lên mức 37.000 - 38.000 đồng/kg (tăng 3.000 - 4.000 đồng/kg). Mức giá này người chăn nuôi vẫn chưa có lời nhiều.

Một trong những bài học đắt giá cần được rút ra từ nạn thương lái Trung Quốc tranh mua nguồn tôm nguyên liệu vừa qua, đó là các doanh nghiệp xuất khẩu dường như bỏ quên người nông dân; đồng thời vai trò của ngành quản lý chưa được phát huy. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho gian thương và thương lái nước ngoài câu kết trục lợi.