Hiệu Quả Cải Tạo Vườn Xoài Cát Hòa Lộc Già Vùng Hòa Hưng (Tiền Giang)

Vừa qua, tại UBND xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè (Tiền Giang) đã diễn ra hội thảo sơ kết 2 năm thực hiện đề tài "Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật canh tác nhằm nâng cao năng suất và chất lượng xoài cát Hòa Lộc theo hướng GAP", do PGS.TS. Trần Văn Hâu - Trường Đại học Cần Thơ chủ trì.
Nội dung cải tạo vườn xoài già nhằm mục đích phục hồi khả năng cho trái vườn xoài già theo các nhóm tuổi cây 20 - 30 năm tuổi, 30 - 40 năm tuổi, > 40 năm tuổi. Mỗi nhóm tuổi thí nghiệm 10 cây xoài, mỗi năm cưa 30 - 40% cành già vào đầu mùa mưa, kết quả bước đầu đạt được đáng ghi nhận như sau: Sau khi cải tạo, chiều cao cây trung bình ở các nhóm cây có độ tuổi khác nhau được hạ thấp còn khoảng 4,99 m, đường kính tán 5,02 m.
Tỷ lệ ra đọt non và ra hoa: sau khi cưa đốn 100%, cành được cưa đốn đều ra đọt non nhưng thời gian ra chồi non và tỷ lệ ra hoa tùy thuộc vào độ tuổi và tình hình sinh trưởng của cây. Đối với nhóm cây 20 - 30 năm tuổi, sau 55 - 60 ngày cưa đốn tỷ lệ ra hoa đạt 67,27%; đối với nhóm cây 30 - 40 năm tuổi, sau 70 - 75 ngày cưa đốn tỷ lệ ra hoa cao nhất đạt 78,1%; đối với nhóm cây > 40 năm tuổi, sau 80-85 ngày cưa đốn tỷ lệ ra hoa thấp nhất đạt 61,77%.
Năng suất giữa các cây ở các nhóm tuổi khác nhau không khác nhau, trung bình 3,9 - 4,85 tấn/ha. Trọng lượng trái: nhóm xoài 20 - 30 năm tuổi có trọng lượng trái lớn nhất 355,1 g/trái, nhóm xoài > 40 năm tuổi có trọng lượng trái nhỏ nhất 305,6 g/trái. Phẩm chất trái: Hàm lượng acid tổng số, đường tổng số giữa các nhóm xoài ở các độ tuổi khác nhau không khác nhau, biến động 0,4 - 0,53 g/l và 19,6 - 19,7 (độ Brix) theo thứ tự.
Như vậy sau hơn 1 năm thực hiện thí nghiệm cải tạo vườn xoài già theo các độ tuổi khác nhau cho thấy: Sau khi cưa đốn 30 - 40% cành thì có thể cho năng suất ngay trong năm cải tạo, không bỏ vụ và vẫn đảm bảo năng suất và chất lượng; sau khi cưa đốn nhóm xoài có độ tuổi nhỏ hơn sẽ phục hồi nhanh hơn; thời gian phục hồi của các nhóm xoài từ 2 - 3 tháng sau khi cưa đốn.
Có thể bạn quan tâm

Trong tiến trình xây dựng nông thôn mới (NTM), hoạt động của các hình thức tổ chức kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn, mà nòng cốt là hợp tác xã nông nghiệp (HTX NN ) đóng vai trò hết sức quan trọng để thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.

Vụ đông năm nay, toàn tỉnh có kế hoạch gieo trồng 6.800 ha ngô, trong đó có 5.000ha ngô cao sản. Các giống ngô được đưa vào gieo trồng chủ yếu là LVN4, LVN99, LVN61, NK4300, NK66, NK6326, CP999, CP888… Toàn tỉnh phấn đấu năng suất ngô vụ đông bình quân đạt 42,5 tạ/ha, sản lượng đạt 28,9 nghìn tấn.

Dự án được thực hiện trong vòng 3 năm (2012-2014), với diện tích 2ha, do 30 hộ dân ở các xã: Quyết Thắng, Cao Ngạn và Lương sơn tham gia. Các hộ tham gia Dự án được hỗ trợ 60% giá giống, 40% giá vật tư, phân bón, được tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật.

Ngày 30/9, tin từ Bộ NN-PTNT cho biết Bộ trưởng Cao Đức Phát đã có ý kiến thống nhất với các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Đề án thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, xuất khẩu cá ngừ theo chuỗi.

Khởi đầu từ một cơ sở sản xuất tôm giống nhỏ, trang thiết bị thô sơ, đội ngũ lao động chỉ vài chục người, trải qua nhiều khó khăn, đến nay, Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Thủy sản Đắc Lộc đã khẳng định thương hiệu của mình. Hiện sản phẩm tôm giống của doanh nghiệp này được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn GlobalGAP. Đây là tiền đề để DNTN Thủy sản Đắc Lộc hội nhập quốc tế.