Hiệu Quả Cải Tạo Vườn Xoài Cát Hòa Lộc Già Vùng Hòa Hưng (Tiền Giang)

Vừa qua, tại UBND xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè (Tiền Giang) đã diễn ra hội thảo sơ kết 2 năm thực hiện đề tài "Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật canh tác nhằm nâng cao năng suất và chất lượng xoài cát Hòa Lộc theo hướng GAP", do PGS.TS. Trần Văn Hâu - Trường Đại học Cần Thơ chủ trì.
Nội dung cải tạo vườn xoài già nhằm mục đích phục hồi khả năng cho trái vườn xoài già theo các nhóm tuổi cây 20 - 30 năm tuổi, 30 - 40 năm tuổi, > 40 năm tuổi. Mỗi nhóm tuổi thí nghiệm 10 cây xoài, mỗi năm cưa 30 - 40% cành già vào đầu mùa mưa, kết quả bước đầu đạt được đáng ghi nhận như sau: Sau khi cải tạo, chiều cao cây trung bình ở các nhóm cây có độ tuổi khác nhau được hạ thấp còn khoảng 4,99 m, đường kính tán 5,02 m.
Tỷ lệ ra đọt non và ra hoa: sau khi cưa đốn 100%, cành được cưa đốn đều ra đọt non nhưng thời gian ra chồi non và tỷ lệ ra hoa tùy thuộc vào độ tuổi và tình hình sinh trưởng của cây. Đối với nhóm cây 20 - 30 năm tuổi, sau 55 - 60 ngày cưa đốn tỷ lệ ra hoa đạt 67,27%; đối với nhóm cây 30 - 40 năm tuổi, sau 70 - 75 ngày cưa đốn tỷ lệ ra hoa cao nhất đạt 78,1%; đối với nhóm cây > 40 năm tuổi, sau 80-85 ngày cưa đốn tỷ lệ ra hoa thấp nhất đạt 61,77%.
Năng suất giữa các cây ở các nhóm tuổi khác nhau không khác nhau, trung bình 3,9 - 4,85 tấn/ha. Trọng lượng trái: nhóm xoài 20 - 30 năm tuổi có trọng lượng trái lớn nhất 355,1 g/trái, nhóm xoài > 40 năm tuổi có trọng lượng trái nhỏ nhất 305,6 g/trái. Phẩm chất trái: Hàm lượng acid tổng số, đường tổng số giữa các nhóm xoài ở các độ tuổi khác nhau không khác nhau, biến động 0,4 - 0,53 g/l và 19,6 - 19,7 (độ Brix) theo thứ tự.
Như vậy sau hơn 1 năm thực hiện thí nghiệm cải tạo vườn xoài già theo các độ tuổi khác nhau cho thấy: Sau khi cưa đốn 30 - 40% cành thì có thể cho năng suất ngay trong năm cải tạo, không bỏ vụ và vẫn đảm bảo năng suất và chất lượng; sau khi cưa đốn nhóm xoài có độ tuổi nhỏ hơn sẽ phục hồi nhanh hơn; thời gian phục hồi của các nhóm xoài từ 2 - 3 tháng sau khi cưa đốn.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Văn Ngọc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gia cầm miền Đông, cho biết gần như ngày nào giá gà cũng bị giảm, nhiều chủ trại gà hốt hoảng phải bán tháo làm cho giá càng giảm sâu.

Năm nay, kim ngạch nhập khẩu (NK) mặt hàng này lại đang tăng chóng mặt. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN-PTNT), giá trị NK nhóm mặt hàng thức ăn chăn nuôi (TĂCN) và nguyên liệu sản xuất TĂCN trong tháng 7.2014 ước đạt 329 triệu USD, đưa kim ngạch NK 7 tháng đầu năm lên 1,95 tỉ USD, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2013.

Để người dân thoát nghèo, thời gian qua xã Sơn Phước, huyện Sơn Hòa thực hiện tốt chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phá thế độc canh cây lúa, chuyển sang trồng mía, lai tạo đàn bò. Nhờ vậy mà đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện.

Việc các thương lái thu mua cây ngâu với giá cao trong thời gian gần đây khiến cho nhiều hộ nông dân ở huyện Phú Ninh, TP.Tam Kỳ không ngần ngại bán cả vườn ngâu. Tuy nhiên, vẫn có một số người quyết giữ lại vườn ngâu chờ ngày thu hoạch hoa. Niềm vui đã đến với họ khi vào tháng 7 âm lịch này, cây ngâu ra hoa nhiều và được giá.

Trái với những nhận định trước đó, giá lúa gạo khó tăng khi nhu cầu trên thế giới không tăng. Tuy nhiên, việc liên tiếp trúng các gói thầu xuất khẩu gạo ở thị trường châu Á đã khiến thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam trở nên sôi động. Diễn biến của giá lúa, gạo tăng trong 2 tuần qua tạo nên những tác động trái chiều giữa nông dân và doanh nghiệp.