Hiệu Quả Bước Đầu Từ Mô Hình Nuôi Bò Vỗ Béo Ở Phước Ninh (Ninh Thuận)

Đầu năm 2013, từ nguồn vốn Qũy hỗ trợ nông dân, Hội Nông dân xã Phước Ninh (Thuận Nam, Ninh Thuận) đã triển khai Chương trình “Nuôi bò vỗ béo” cho nông dân thôn Thiện Đức. Sau hơn một năm thực hiện, mô hình đã mang lại nguồn thu nhập cao, góp phần ổn định cuộc sống cho nhiều hộ nông dân còn khó khăn.
Mô hình “Nuôi bò vỗ béo” tại thôn Thiện Đức được triển khai cho 15 hộ. Theo đó, mỗi hộ được vay 20 triệu đồng, với lãi suất thấp, để mua bò nuôi vỗ béo. Sau 24 tháng, chương trình sẽ thu hồi lại gốc cho vay ban đầu để tiếp tục cho các hộ khác vay. Tham gia mô hình này, các hộ nuôi được tập huấn kỹ thuật từ khâu chọn giống, chăm sóc, xây dựng chồng trại, vỗ béo, tiêm phòng dịch bệnh...
Các hộ tham gia mô hình đều rất phấn khởi vì bò phát triển rất nhanh, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế đáng mừng. Trung bình mỗi cặp bò con được mua ban đầu có giá từ 20- 25 triệu đồng, gần một năm nuôi vỗ béo, có thể bán với giá từ 50- 55 triệu đồng, lợi nhuận thu về được người dân quay vòng để tiếp tục nuôi bò mở rộng quy mô. Hiện tại, có hộ đã nâng tổng đàn bò vỗ béo của gia đình lên 5- 10 con.
Anh Võ Văn Chung, một hộ tham gia mô hình cho biết: Hai con bò của gia đình tôi ban đầu chỉ nặng khoảng 30 kg/con, sau 1 năm chăm sóc cẩn thận cộng thêm sự hỗ trợ của cán bộ thú y về kỹ thuật nuôi nên đến nay bò đã nặng hơn 80 kg/con. Ở đây nguồn thức ăn để nuôi vỗ béo bò khá phong phú và dễ tìm, ngoài rơm, rạ sẵn có sau mỗi vụ thu hoạch lúa, gia đình tôi còn trồng thêm cỏ voi kết hợp pha trộn một số loại thức ăn hỗn hợp để bò mau tăng trọng.
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu năm 2014 đến nay, hàng chục gia trại ở xã Cam Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình liên tục "bội thu" nhờ đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn, gà với số lượng lớn. Chỉ tính riêng 9 tháng của năm 2014, xã Cam Thuỷ đã có hàng chục gia trại xuất chuồng được hàng trăm con lợn, vài ngàn con gà, nhờ đó mà thu về lãi ròng trên 300 triệu đồng/1 gia trại...

Người dân xã Xuân Cẩm, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa thường nuôi gà với quy mô nhỏ lẻ, phân tán theo hình thức thả tự do, ban ngày gà tự đi kiếm ăn, đêm đến thì gà ngủ trên cây, gà chậm lớn, hay mắc bệnh, tỷ lệ chết cao, dẫn đến hiệu quả thấp.

Đây là ổ dịch cúm gia cầm H5N6 thứ 4 xảy ra trên đàn vịt tại tỉnh Quảng Ngãi. Hiện Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục giám sát chặt chẽ ổ dịch, kịp thời phát hiện và xử lý nếu phát hiện thêm ổ dịch mới. Đồng thời triển khai các biện pháp để phòng chống dịch cúm A (H5N6) lây sang người.

Đàn bò của tỉnh Yên Bái hiện có trên 18.000 con. Số lượng đầu đàn đang giảm dần qua từng năm. Không chỉ suy giảm về mặt số lượng mà chất lượng cũng là vấn đề cần được quan tâm. Để khắc phục những vấn đề này, việc bổ sung những giống mới vào là rất cần thiết. Vì vậy, thời gian qua, Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh đã tiến hành cải tạo đàn bò bằng giống bò Brahman.

Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% con giống, 85% chi phí thức ăn, 30% chi phí làm đệm lót sinh học. Qua hơn 2 tháng triển khai mô hình, hiện 53 con heo nuôi tại hộ ông Ngô Kim Sơn trên diện tích chuồng 70m2 đang phát triển tốt. Còn 22 con heo nuôi theo mô hình tại hộ bà Đoàn Thị Kim Khuê đã xuất chuồng với tổng trọng lượng hơn 1,8 tấn heo hơi (bình quân 84kg/con). Với giá bán 48.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí còn lãi gần 15 triệu đồng.