Hiệu Quả Bước Đầu Từ Mô Hình Nuôi Bò Vỗ Béo Ở Phước Ninh (Ninh Thuận)

Đầu năm 2013, từ nguồn vốn Qũy hỗ trợ nông dân, Hội Nông dân xã Phước Ninh (Thuận Nam, Ninh Thuận) đã triển khai Chương trình “Nuôi bò vỗ béo” cho nông dân thôn Thiện Đức. Sau hơn một năm thực hiện, mô hình đã mang lại nguồn thu nhập cao, góp phần ổn định cuộc sống cho nhiều hộ nông dân còn khó khăn.
Mô hình “Nuôi bò vỗ béo” tại thôn Thiện Đức được triển khai cho 15 hộ. Theo đó, mỗi hộ được vay 20 triệu đồng, với lãi suất thấp, để mua bò nuôi vỗ béo. Sau 24 tháng, chương trình sẽ thu hồi lại gốc cho vay ban đầu để tiếp tục cho các hộ khác vay. Tham gia mô hình này, các hộ nuôi được tập huấn kỹ thuật từ khâu chọn giống, chăm sóc, xây dựng chồng trại, vỗ béo, tiêm phòng dịch bệnh...
Các hộ tham gia mô hình đều rất phấn khởi vì bò phát triển rất nhanh, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế đáng mừng. Trung bình mỗi cặp bò con được mua ban đầu có giá từ 20- 25 triệu đồng, gần một năm nuôi vỗ béo, có thể bán với giá từ 50- 55 triệu đồng, lợi nhuận thu về được người dân quay vòng để tiếp tục nuôi bò mở rộng quy mô. Hiện tại, có hộ đã nâng tổng đàn bò vỗ béo của gia đình lên 5- 10 con.
Anh Võ Văn Chung, một hộ tham gia mô hình cho biết: Hai con bò của gia đình tôi ban đầu chỉ nặng khoảng 30 kg/con, sau 1 năm chăm sóc cẩn thận cộng thêm sự hỗ trợ của cán bộ thú y về kỹ thuật nuôi nên đến nay bò đã nặng hơn 80 kg/con. Ở đây nguồn thức ăn để nuôi vỗ béo bò khá phong phú và dễ tìm, ngoài rơm, rạ sẵn có sau mỗi vụ thu hoạch lúa, gia đình tôi còn trồng thêm cỏ voi kết hợp pha trộn một số loại thức ăn hỗn hợp để bò mau tăng trọng.
Có thể bạn quan tâm

Qua 3 năm thực hiện, có 304.017 hộ nông dân/tổ chức tham gia bảo hiểm nông nghiệp, trong đó có 233.361 hộ nghèo (chiếm 76,8%), 45.944 hộ cận nghèo (chiếm 15,1%), 24.711 hộ thường (chiếm 8,1%), 1 tổ chức sản xuất nông nghiệp tham gia bảo hiểm nông nghiệp.

Theo đó, UBND tỉnh Lâm Đồng kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan có phản hồi về mặt khoa học trong kiểm nghiệm dư lượng chất dioxin trong sản phẩm nông nghiệp XK sang Đài Loan, trong đó có trà ô long của Lâm Đồng, để xóa bỏ tin đồn tại Đài Loan và các nước NK trà Lâm Đồng.

“Tàu cá ra khơi nhiều, việc vận chuyển hàng hóa và người đi ra những con tàu neo đậu xa bến cảng khiến chị em đưa đò có việc làm thường xuyên, ít nhất mỗi ngày cũng kiếm được một vài trăm ngàn”, chi Lê Thị Muội, một người đưa đò ở cảng cá Quy Nhơn, tâm sự.

Mô hình nuôi cá chép lai ở xã Liên Châu (huyện Thanh Oai, Hà Nội) bước đầu triển khai có hiệu quả, song người nuôi vẫn khó khăn về vốn, quỹ đất nuôi trồng thủy sản, nguồn nước...

Hiện nay toàn tỉnh Điện Biên có trên 480.000 con gia súc và đàn gia cầm có trên 3.000.000 con. Thực hiện chủ trương đưa ngành chăn nuôi trở thành mũi nhọn trong phát triển kinh tế nông – lâm nghiệp, xóa đói giảm nghèo, một số địa phương trên địa bàn bước đầu hình thành vùng chăn nuôi tập trung, như: huyện Điện Biên, Tuần Giáo, Tủa Chùa...