Hiệu quả bước đầu từ mô hình nuôi bò vỗ béo

Tại huyện Tiểu Cần (Trà Vinh) vài năm gần đây nông dân đầu tư vào việc chăn nuôi bò thịt, bò sinh sản khá nhiều, hộ có vốn lớn thì nuôi từ 5 - 10 con, còn hộ ít vốn thì nuôi từ 1 - 2 con. Ngoài ra nông dân còn được nhiều dự án đầu tư hỗ trợ con giống để mở rộng mô hình chăn nuôi bò. Đặc biệt từ năm 2014 đến nay, Viện Phát triển nguồn lực Trường Đại học Trà Vinh, Sở Khoa học – Công nghệ Trà Vinh kết hợp với Phòng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn huyện Tiểu Cần phối hợp triển khai thực hiện dự án mô hình nuôi bò vỗ béo tại hai xã Phú Cần và Hiếu Trung, có 16 hộ tham gia.
Mục tiêu của dự án nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi bò thịt bằng quy trình chăn nuôi đã được nghiên cứu hoàn thiện, ứng dụng tiến bộ KHKT trong chăn nuôi vỗ béo bò thịt nhằm tăng năng suất bò thịt, góp phần đem lại lợi nhuận cao cho nông dân. Dự án được triển khai thực hiện tại 04 ấp, gồm Ô Ét, Cây Hẹ xã Phú Cần, Phú Thọ 2 và Tân Trung Giồng B của xã Hiếu Trung. Qua tổng kết đánh giá mô hình tại các địa điểm trên cho thấy, từ những con bò thịt ốm, nhẹ cân, sau khi được vỗ béo thời gian 03 tháng trọng lượng bò tăng nhanh từ 40kg/con trở lên. Như vậy sau 03 tháng vỗ béo bò, người chăn nuôi có lợi nhuận hơn 3 triệu đồng/con.
Anh Nguyễn Trường Vũ, nông dân ấp Phú Thọ 2 xã Hiếu Trung tham gia thực hiện mô hình này cho biết: Trước đây con bò của gia đình nuôi rất ốm, nhờ các cán bộ ở Trường Đại học Trà Vinh hỗ trợ về kỹ thuật vỗ béo, sau 03 tháng bò tăng thêm hơn 40kg. Qua đây tôi cũng rút được kinh nghiệm trong khâu chăm sóc bò để áp dụng vào số bò còn lại của gia đình. Còn ông Ngô Tùng Sanh, ấp Ô Ét xã Phú Cần khi thấy được hiệu quả từ mô hình này đã kiến nghị: Tôi cũng mong rằng địa phương cần mở rộng thêm mô hình này để nông dân chúng tôi có được lợi nhuận từ nuôi bò, từ đó có điều kiện phát triển kinh tế gia đình và thoát nghèo bền vững.
Các con bò sau thời gian được vỗ béo đều tăng trọng lượng khá
Được biết dự án trên đã được thực hiện ở 13 xã, với 26 nhóm hộ nông dân trên địa bàn tỉnh tham gia, đồng thời có khoảng 520 hộ nông dân được tập huấn kỹ thuật nuôi bò vỗ béo. Mặc dù mô hình nuôi vỗ béo bò thịt của tỉnh Trà Vinh nói chung, huyện Tiểu Cần nói riêng chỉ mới thực hiện bước đầu nhưng hiệu quả đạt được là khá cao.
Thạc sĩ Võ Công Nghi – Giám đốc Trung tâm dịch vụ, Viện Phát triển nguồn lực Trường Đại học Trà Vinh cho biết: Qua tổng kết 26 nhóm trong mô hình, tất cả bà con tham gia nuôi bò vỗ béo ở tỉnh Trà Vinh đều đánh giá rất cao về mô hình vỗ béo bò thịt bằng phụ phẩm nông nghiệp và chúng tôi nhận được rất nhiều ý kiến của bà con nông dân cũng như lãnh đạo địa phương ở các xã nơi thực hiện dự án đã đề nghị tiếp tục triển khai nhân rộng để giúp bà con nông dân chăn nuôi nâng cao đời sống và phát triển kinh tế địa phương.
Phương pháp nuôi vỗ béo bò thịt bằng kỹ thuật mới tiến bộ, sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn tốn ít chi phí đầu tư hơn so với các loại gia súc, gia cầm khác. Từ mô hình này không chỉ đem lại lợi nhuận cao cho nông hộ mà còn đảm bảo được vấn đề môi trường, đặc biệt quan trọng trong quá trình xây dựng ấp nông thôn mới, xã nông thôn mới gắn với xây dựng xã văn hóa ở huyện Tiểu Cần hiện nay và trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Đó là ưu điểm của mô hình nuôi lươn không bùn được Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh Bắc Ninh lần đầu tiên triển khai tại gia đình anh Nguyễn Đình Cảnh ở thôn Tập Ninh, xã Chi Lăng, huyện Quế Võ. Mô hình đã đem lại kết quả khả quan, mở ra hướng nuôi trồng thuỷ sản mới cho bà con nông dân địa phương.

Ngành chăn nuôi ở huyện Tân Phước (Tiền Giang) phát triển có phần chậm hơn so với các huyện khác trong tỉnh, nhưng đang phát triển khá mạnh mô hình chăn nuôi theo hướng trang trại, gia công. Đây được xem là mô hình chăn nuôi an toàn và bền vững.

Nghệ An là tỉnh có nhiều huyện miền núi và có nhiều dân tộc sinh sống, có tiềm năng diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản tương đối lớn

Xuất khẩu thủy sản được coi là ngành công nghiệp mũi nhọn hàng đầu của tỉnh Bạc Liêu. Vậy mà, bài toán nguồn tôm nguyên liệu phục vụ chế biến đến nay vẫn chưa có lời giải. Cứ đến mùa vụ, doanh nghiệp trong tỉnh lại kêu thiếu tôm chế biến xuất khẩu, còn nguồn tôm do nông dân sản xuất lại được tuồn ra ngoài tỉnh để bán!?

Ngoài yếu tố ngư trường nói trên, không thể không kể tới tác động từ việc phát triển tàu công suất lớn và mua sắm trang thiết bị hiện đại của ngư dân, trong đó đặc biệt là việc ứng dụng máy dò ngang trong khai thác đánh bắt.