Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Bước Đầu Từ Mô Hình Nuôi Ba Ba Của Ông Thái Văn Quận

Hiệu Quả Bước Đầu Từ Mô Hình Nuôi Ba Ba Của Ông Thái Văn Quận
Ngày đăng: 13/03/2013

Mặc dù mô hình nuôi ba ba còn khá mới đối với nông dân huyện Mỹ Xuyên, thế nhưng gia đình ông Thái Văn Quận, ở ấp Hòa Lời, xã Ngọc Đông đã tiên phong nuôi thử nghiệm mô hình này và hiệu quả rất cao, ước tính thu hoạch đợt này trên 200 triệu đồng.

Năm 2011, ông Thái Văn Quận đã tiến hành thả nuôi 1.000 con ba ba giống trên diện tích 114 mét vuông mặt nước, chia làm 2 ao để thuận tiện trong việc phân loại ba ba theo giới tính đực, cái. Sau gần 2 năm chăm sóc, hiện nay ba ba có trọng lượng khoảng 1,3 kg, với giá từ 300.000 - 400.000 đồng/kg, ước tính thu hoạch đợt này trên 200 triệu đồng. Trên mặt ao, ông Quận thả lục bình với mục đích làm mát. Toàn bộ các ao đều có hệ thống dẫn nước và thoát nước, thức ăn cho ba ba được xay nhỏ từ các loại cá tạp. Ông Quận cho biết: "Bên cạnh nuôi ba ba thương phẩm, tôi còn nuôi ba ba giống, trung bình mỗi con bán 5.000 đồng, đến nay tổng số tiền bán ba ba giống được trên 20 triệu đồng".

Hiện nay, nhiều hộ đã đến tham quan học tập mô hình nuôi ba ba của ông Quận, trong thời gian tới, UBND xã Ngọc Đông sẽ đề xuất với ngành Nông nghiệp huyện Mỹ Xuyên nhân rộng mô hình này, góp phần đa dạng hóa cây trồng vật nuôi của xã, giúp tăng thu nhập cho nông hộ.

Ông Tăng Thanh Chí - Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Đông cho biết: "Để mô hình nuôi ba ba được nhân rộng và đạt hiệu quả cao, bà con cần phải được tập huấn kỹ thuật nuôi, đến khâu chăm sóc và thu hoạch, bởi vì thời gian nuôi kéo dài khoảng 2 năm, cộng với chi phí nuôi khá cao, nhất là về con giống và thức ăn. Hy vọng đây sẽ là mô hình nuôi mới, giúp nông dân huyện nhà có thêm nguồn thu nhập đáng kể".


Có thể bạn quan tâm

Làm Giàu Từ Vùng Chiêm Trũng Làm Giàu Từ Vùng Chiêm Trũng

Trên khu đồng trũng, cấy lúa quanh năm mất mùa, gia đình anh Nguyễn Văn Trực và chị Vũ Thị Vụ, thôn 3, xã Vạn Thái, huyện Ứng Hòa (Hà Nội) đã mạnh dạn nhận xin dồn đổi ruộng làm trang trại. Đến nay, trang trại nuôi vịt, lợn kết hợp thả cá của gia đình anh Trực cho thu nhập 500 - 600 triệu đồng mỗi năm.

08/11/2012
Tôm Càng Xanh Đang Vào Thời Điểm Thu Hoạch Rộ Ở Đồng Tháp Tôm Càng Xanh Đang Vào Thời Điểm Thu Hoạch Rộ Ở Đồng Tháp

Mùa lũ năm nay, thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) có tổng diện tích thả nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa khoảng 170 ha, tập trung ở các xã: Tân Hội, Bình Thạnh và An Bình B. Trong đó, địa phương thả nuôi nhiều nhất là xã Bình Thạnh, với trên 100 ha. Thời điểm này, các hộ nuôi đang bước vào thu hoạch rộ.

09/11/2012
Nuôi Cá Lồng Trên Sông Cho Thu Nhập Cao Ở Quảng Trị Nuôi Cá Lồng Trên Sông Cho Thu Nhập Cao Ở Quảng Trị

Hải Tân là một xã thuộc vùng trũng của huyện Hải Lăng (Quảng Trị), người dân nơi đây chủ yếu sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là những hộ dân sống bằng nghề chài lưới trên sông.

10/11/2012
Giúp Nông Dân Xử Lý Tuyến Trùng Cho Cà Phê Tái Canh Giúp Nông Dân Xử Lý Tuyến Trùng Cho Cà Phê Tái Canh

Ngày 7-11, tại Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) cùng Công ty cổ phần khử trùng Việt Nam (VFC) và Công ty Syngenta Việt Nam hợp tác để đưa ra phương pháp xử lý tuyến trùng cho cây cà phê tái canh.

10/11/2012
Nuôi Vỗ Đàn Cá Tra Được Cải Tạo Di Truyền Thành Cá Tra Bố Mẹ Ở Bến Tre Nuôi Vỗ Đàn Cá Tra Được Cải Tạo Di Truyền Thành Cá Tra Bố Mẹ Ở Bến Tre

Trung tâm Giống Nông nghiệp đang triển khai thực hiện Đề tài nuôi vỗ đàn cá tra được cải tạo di truyền thành cá tra bố mẹ, nhằm giúp các hộ sản xuất giống cá tra trong tỉnh Bến Tre có đàn cá bố mẹ được chọn lọc di truyền, cho ra những thế hệ con giống có tỷ lệ thịt phi lê cao và tăng trưởng nhanh.

12/11/2012