Hiệu Quả Bước Đầu Từ Mô Hình Nuôi Ba Ba Của Ông Thái Văn Quận

Mặc dù mô hình nuôi ba ba còn khá mới đối với nông dân huyện Mỹ Xuyên, thế nhưng gia đình ông Thái Văn Quận, ở ấp Hòa Lời, xã Ngọc Đông đã tiên phong nuôi thử nghiệm mô hình này và hiệu quả rất cao, ước tính thu hoạch đợt này trên 200 triệu đồng.
Năm 2011, ông Thái Văn Quận đã tiến hành thả nuôi 1.000 con ba ba giống trên diện tích 114 mét vuông mặt nước, chia làm 2 ao để thuận tiện trong việc phân loại ba ba theo giới tính đực, cái. Sau gần 2 năm chăm sóc, hiện nay ba ba có trọng lượng khoảng 1,3 kg, với giá từ 300.000 - 400.000 đồng/kg, ước tính thu hoạch đợt này trên 200 triệu đồng. Trên mặt ao, ông Quận thả lục bình với mục đích làm mát. Toàn bộ các ao đều có hệ thống dẫn nước và thoát nước, thức ăn cho ba ba được xay nhỏ từ các loại cá tạp. Ông Quận cho biết: "Bên cạnh nuôi ba ba thương phẩm, tôi còn nuôi ba ba giống, trung bình mỗi con bán 5.000 đồng, đến nay tổng số tiền bán ba ba giống được trên 20 triệu đồng".
Hiện nay, nhiều hộ đã đến tham quan học tập mô hình nuôi ba ba của ông Quận, trong thời gian tới, UBND xã Ngọc Đông sẽ đề xuất với ngành Nông nghiệp huyện Mỹ Xuyên nhân rộng mô hình này, góp phần đa dạng hóa cây trồng vật nuôi của xã, giúp tăng thu nhập cho nông hộ.
Ông Tăng Thanh Chí - Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Đông cho biết: "Để mô hình nuôi ba ba được nhân rộng và đạt hiệu quả cao, bà con cần phải được tập huấn kỹ thuật nuôi, đến khâu chăm sóc và thu hoạch, bởi vì thời gian nuôi kéo dài khoảng 2 năm, cộng với chi phí nuôi khá cao, nhất là về con giống và thức ăn. Hy vọng đây sẽ là mô hình nuôi mới, giúp nông dân huyện nhà có thêm nguồn thu nhập đáng kể".
Có thể bạn quan tâm

Trong bảy tháng qua, Việt Nam đã nhập tới 463 triệu USD thuốc trừ sâu và nguyên liệu (khoảng trên 9.000 tỷ đồng).

Từ nghịch lý của ngành lúa gạo ngày càng kém sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi (TACN) đang tăng “nóng”, nông dân đang phải “chăn nuôi heo, gà bằng đồng ngoại tệ”... Bộ NN-PTNT cho rằng, đề xuất Việt Nam chủ động đẩy mạnh trồng bắp (ngô) và tăng diện tích chuyển đổi từ lúa sang bắp sẽ giúp hạn chế được hai vấn đề quan trọng: giảm dần phụ thuộc nhập khẩu TACN và ứng phó với hạn hán ngày càng khốc liệt.

Đến xóm 2, xã Kim Mỹ (Kim Sơn - Ninh Bình), hỏi bác Tân, cô chủ cửa hàng kim hoàn nói luôn: “Bác Tân lợn nái à, anh đi thẳng, hơn 500 mét nữa, đến ngôi nhà kiểu mới, vừa xây là nhà bác Tân”. Gia đình bác Trịnh Duy Tân là địa chỉ nhiều người gần xa đến học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi lợn nái, lợn thịt.
Hàng ngày kiểm tra chuồng trại, lượng thức ăn, nghe tiếng kêu là biết tình trạng của chim; đặc biệt là áp dụng nuôi ghép chim non để tăng năng suất, giảm chi phí thức ăn...

Cơ sở ấp trứng gia cầm của gia đình chị Dương Thị Thư, ở xóm Việt Ninh, xã Lương Phú (Phú Bình - Thái Nguyên) mỗi năm cho thu lãi khoảng 200 triệu đồng