Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Bước Đầu Trồng Mía Trên Đất Gò Cao Ở Bến Tre

Hiệu Quả Bước Đầu Trồng Mía Trên Đất Gò Cao Ở Bến Tre
Ngày đăng: 26/11/2012

Năm 2003, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre triển khai trồng thực nghiệm cây mía trên vùng đất gò cao bị nhiễm phèn, mặn của xã Bình Thạnh (Thạnh Phú, Bến Tre) với khoảng 2 ha, sau đó, bà con nông dân địa phương thực hiện như một phong trào chuyển đổi cây trồng, bởi cây mía là một cây trồng mới, có hiệu quả thiết thực…

Ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã cho biết, Bình Thạnh còn nhiều khó khăn, đời sống bà con còn khá vất vả, bởi điều kiện tự nhiên của Bình Thạnh rất khắc nghiệt. Năm 2000 trở về trước, bà con chỉ quanh quẩn với cây lúa, cây màu, chăn nuôi nhỏ lẻ. Lúa là cây trồng chủ lực nhưng rất bấp bênh, làm hai vụ trong năm thì chỉ ăn chắc một vụ, làm lúa vụ Hè có khi trắng tay vì thiếu nước, bị hực phèn, chín háp. Từ năm 2003, được tỉnh, huyện đầu tư, triển khai thực nghiệm đưa cây mía xuống vùng đất này, như một làn gió mới thổi vào đời sống nghèo khó của bà con nông dân.

Cây mía trở thành cây trồng chủ lực từ khi ấy. Từ trồng thử nghiệm trên diện tích khoảng 2ha, cho đến nay, diện tích mía của địa phương lên đến gần 300 ha, chiếm gần hết diện tích đất nông nghiệp, tập trung nhiều ở các ấp: Thạnh Quí A, Thạnh Quí B, Thạnh An, Thạnh Bình. Đây là vùng đất gò cao nên việc trồng mía cũng ít tốn công sức. Bà con chỉ cần đánh hộc trên mặt ruộng là có thể xuống giống trồng. Do không cần phải lên liếp, đào ao nên bà con không mất diện tích đất. Vì thế, mía đạt năng suất rất cao, ổn định từ 7 đến 8 tấn/công (1.000 m2). Những năm trước, có khi giá mía lên cao, từ 800 ngàn đồng đến 1 triệu đồng/tấn, nhiều hộ dân thật sự thoát nghèo chỉ qua một vụ mía. Từ mô hình có hiệu quả thiết thực, hộ có vốn đã mạnh dạn đầu tư, thuê đất để trồng mía, nên diện tích mía của xã không ngừng tăng. Ở khâu tiêu thụ, phần lớn sản lượng mía của địa phương luôn được Công ty Mía đường tỉnh bao tiêu, nên bà con rất yên tâm. Ở đây, bà con bán mía cũng khác, họ bán theo từng công (1.000 m2) với giá thỏa thuận, không tốn công đốn.

Mấy năm trước, khi mía có giá, bình quân mỗi héc-ta mía, người trồng thu về vài chục triệu đồng, lãi to bởi trồng mía ít tốn công chăm sóc, ít phân bón hơn làm lúa. Trong niên vụ mía năm 2012 - 2013, bà con nông dân trồng gần 300ha, trong đó, Công ty Mía đường tỉnh đã bao tiêu hơn 120 ha, với 200 hộ tham gia, chủ yếu là các giống mía có chất lượng cao như: K88200, Suphan-Suri 7. Với kết quả mang lại từ mô hình, ông Hùng cho biết thêm, hiện nay, tuy giá mía có sụt giảm hơn so với năm trước nhưng bà con Bình Thạnh vẫn tha thiết với cây mía, phần lớn những hộ trong vùng có đất mía, đời sống kinh tế gia đình của bà con khấm khá hơn nhiều.

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết vùng nguyên liệu mía niên vụ 2011 - 2012, tại Công ty Mía đường tỉnh, ông Hùng nêu: Trong thời gian tới, Công ty cần đầu tư cho bà con nhiều hơn về nguồn giống mía mới, diện tích trồng mía của địa phương còn nhiều và cần mở rộng thêm, vì đây là mô hình thật sự giúp ích rất lớn cho công tác giảm nghèo của địa phương. Từ khi mô hình được triển khai, cả phía đầu tư và người dân cùng có lợi, việc thu hồi vốn theo từng năm đều đạt 100%.


Có thể bạn quan tâm

Quy Định Mới Về Nhập Khẩu Củ, Quả Tươi Quy Định Mới Về Nhập Khẩu Củ, Quả Tươi

Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) vừa ban hành Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT về danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.

22/09/2014
Tháo Gỡ Khó Khăn Trong Liên Kết Tiêu Thụ Nông Sản Tháo Gỡ Khó Khăn Trong Liên Kết Tiêu Thụ Nông Sản

Là tỉnh có truyền thống sản xuất nông nghiệp với trình độ thâm canh cao, hằng năm sản xuất một sản lượng lớn lương thực, rau quả và sản phẩm chăn nuôi, thủy sản. Ngoài đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh, nông sản tỉnh ta đã được tiêu thụ ở các thị trường trong nước và xuất khẩu.

22/09/2014
Vệ Sinh, Tiêu Độc, Khử Trùng, Bảo Vệ An Toàn Cho Đàn Vật Nuôi Vệ Sinh, Tiêu Độc, Khử Trùng, Bảo Vệ An Toàn Cho Đàn Vật Nuôi

Những ngày này công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại chăn nuôi, nơi buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm (GSGC) tại các địa phương trên địa bàn tỉnh đang được thực hiện nghiêm túc, triệt để. Đây là một biện pháp hữu hiệu tiêu diệt mầm bệnh ngoài môi trường, ngăn chặn sự phát sinh, bùng phát và lây lan dịch bệnh trên đàn GSGC; góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường, bảo vệ chăn nuôi.

22/09/2014
Trồng Chuối Xây Nhà Lầu, Mua Xe Hơi Trồng Chuối Xây Nhà Lầu, Mua Xe Hơi

Tôi gặp Phạm Năng Thành lần đầu khi anh là 1 trong 5 nông dân của tỉnh Hưng Yên về Hà Nội dự Hội nghị biểu dương nông dân điển hình tiên tiến toàn quốc lần thứ IV (tháng 5.2012). “Trong 2 năm đó, vợ chồng em nâng diện tích trồng chuối từ 10ha lên gần 20ha; xây căn biệt thự khang trang và sắm xe hơi...” - Thành chia sẻ trong lần gặp lại tôi mới đây.

22/09/2014
Sơn Tây Sơn Tây "Đánh Cược" Với Cây Mắc Ca

Hiện nay, ở khu vực duyên hải miền Trung chưa có tỉnh nào trồng cây Mắc ca. Song, huyện Sơn Tây đã mạnh dạn đưa cây này trồng trên diện tích 6 ha với tổng kinh phí đầu tư gần 1,3 tỷ đồng ở 3 địa phương: Sơn Bua, Sơn Liên và Sơn Long trong tháng 9 này.

22/09/2014