Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Bước Đầu Nghề Nuôi Hàu Thái Bình Dương

Hiệu Quả Bước Đầu Nghề Nuôi Hàu Thái Bình Dương
Ngày đăng: 11/08/2014

Năm 2010, gia đình ông Lê Quang Tể, thôn Nam Sơn, xã Nghi Sơn (Tĩnh Gia) đã mạnh dạn thử nghiệm nuôi hàu Thái Bình Dương (TBD) ở vịnh Nghi Sơn. 

Sau khi được Trung tâm Khuyến nông tỉnh tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật nuôi, ông Tể đã cải tạo 4 ô lồng nuôi cá để thả 370 dây hàu, mỗi dây có 20 vỏ hàu, mỗi vỏ  17-20 con hàu giống với hình thức nuôi giàn bè và treo dây trên biển. Sau 10 tháng nuôi, lứa hàu đầu tiên của ông đạt 4-5 con/kg, thu hoạch được 0,8 tấn hàu thương phẩm. Sau khi trừ chi phí sản xuất, gia đình ông lãi hơn 40 triệu đồng.

Nhận thấy nuôi hàu TBD mang lại hiệu quả kinh tế cao, năm 2013, gia đình chị Nguyễn Tuyết Ngân, thôn Tiền Phong, xã Hải Bình đã đầu tư nuôi 4,3 vạn giá bám (mỗi giá bám có khoảng 25 con), sau 7 tháng nuôi đã cho thu hoạch với số lượng 7-10 con/kg hàu thương phẩm, giá bình quân 30.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, gia đình chị  lãi 200 triệu đồng. Năm 2014, gia đình chị là một trong 4 hộ được chọn thử nghiệm nuôi hàu TBD đợt hai trên cửa sông Lạch Bạng, chị cho biết: qua 3 tháng thả nuôi, hàu phát triển nhanh.

Ngoài số hàu giống được Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ là 4 vạn giá bám, gia đình còn đầu tư mở rộng lồng bè nuôi thêm 3 vạn giá bám, theo hình thức treo dây. Hộ nuôi chỉ phải đóng giàn bè, rổ, dây để thả nuôi. Đặc biệt, nuôi hàu TBD không đầu tư thức ăn, chăm sóc như các loại thủy sản khác.

Đến nay, trên địa bàn huyện Tĩnh Gia có khoảng 20 hộ đầu tư nuôi hàu TBD với khoảng 100 vạn giá bám, tập trung ở vịnh Nghi Sơn, đầm phá xã Hải Thượng,  Lạch Bạng, Hòn Mê... và những vùng có độ mặn cao.

Hàu TBD có nguồn gốc từ Nhật Bản, có ưu điểm nổi trội so với các loại hàu bản địa, cơ thể lớn, tốc độ sinh trưởng nhanh, vỏ mỏng, thịt nhiều... chế biến được nhiều món ăn.

Thịt hàu là thực phẩm quý, có giá trị dinh dưỡng cao, giàu chất kẽm, ít chất béo, giảm nguy cơ tim mạch... nhờ vậy, giá trị kinh tế cao và được thị trường ưa chuộng. Là loài ăn lọc các sinh vật phù du và mùn bón hữu cơ nên không mất chi phí thức ăn, có tác dụng làm sạch môi trường nước.

Những khu vực nuôi hàu sẽ trở thành nơi trú ngụ cho các loài thủy sản khác, góp phần bảo vệ và tái tạo nguồn thủy sản ven bờ. Với những tiềm năng ưu thế của nghề nuôi hàu TBD không chỉ ở huyện Tĩnh Gia mà các địa phương ven biển có thể quy hoạch vùng nuôi để phát triển con nuôi này.

Ông Vũ Văn Hà, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh, cho biết: nuôi hàu nói riêng và các đối tượng nhuyễn thể nói chung là một nghề mang lại lợi nhuận cao. Khi triển khai cho các hộ thực hiện nuôi thử nghiệm, cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông tỉnh và Trạm Khuyến nông huyện Tĩnh Gia thường xuyên theo dõi tình hình sinh trưởng, phát triển và dịch bệnh của hàu để mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao; tổ chức hội thảo đầu bờ tại xã Nghi Sơn cho các xã có điều kiện nuôi hàu TBD trên vùng triều đến tham quan, chia sẻ kinh nghiệm từ mô hình. Khó khăn lớn nhất hiện nay tại Thanh Hóa là chưa chủ động được công nghệ sản xuất giống và chưa có mô hình nuôi quy mô lớn, công nghệ nuôi chưa hoàn thiện.

Thấy nghề nuôi hàu TBD có hiệu quả, nhiều hộ dân ở các xã Hải Bình, Hải Hà, Nghi Sơn... đã tự phát đầu tư nuôi khi chưa có quy hoạch. Nên thời gian tới, các ngành có liên quan cần nghiên cứu khuyến cáo cho các hộ nuôi về kỹ thuật nuôi, thị trường tiêu thụ sản phẩm. Bởi, hiện số lượng nuôi còn ít và sản phẩm tiêu thụ chủ yếu là thị trường trong tỉnh đang dễ dàng, nhưng khi nghề nuôi hàu TBD ở các địa phương ven biển phát triển thì việc tiêu thụ chắc sẽ khó khăn hơn.


Có thể bạn quan tâm

Người Nuôi Heo, Gà Hụt Hơi Với Giá Người Nuôi Heo, Gà Hụt Hơi Với Giá

Ông Đặng Quang Tiến, thôn 4, xã Sơn Mỹ (Hàm Tân - Bình Thuận) được coi là chủ trang trại chăn nuôi lớn ở địa phương này, hiện đang sở hữu 200 heo nái, 800 heo thịt và 100 heo nái hậu bị (chuẩn bị phối giống).

31/07/2013
Cơ Hội Kèm Thách Thức Trở Lại Với Ngành Tôm Cơ Hội Kèm Thách Thức Trở Lại Với Ngành Tôm

VASEP dự báo, nguồn cung tôm năm 2013 giảm so với 2012 do dịch bệnh tại Thái-lan và nhiều nước khác dẫn tới giá tôm sẽ giữ xu hướng tăng và ở mức cao trong sáu tháng cuối năm 2013. Nhờ đó, xuất khẩu (XK) tôm Việt Nam dự kiến sẽ tăng 9% lên 2,4 tỷ USD so với 2012.

09/08/2013
Cá Tầm Ở Việt Nam Chủ Yếu “Nuôi Chui” Cá Tầm Ở Việt Nam Chủ Yếu “Nuôi Chui”

Phần lớn các giống cá tầm trong nước hiện vẫn “nuôi chui” do giống cá tầm nhập từ nước ngoài về vẫn chưa được khảo, kiểm nghiệm để đánh giá chất lượng.

12/06/2013
Hỗ Trợ 2 Trang Trại Sản Xuất Trái Cây Theo Tiêu Chuẩn VietGAP Hỗ Trợ 2 Trang Trại Sản Xuất Trái Cây Theo Tiêu Chuẩn VietGAP

Theo Sở Nông nghiệp- PTNT Đắk Nông thì đơn vị đang phối hợp với Trung tâm chất lượng nông, lâm, thủy sản vùng 3 (Khánh Hòa) hỗ trợ xây dựng và chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP cho 2 trang trại là trang trại Gia Trung, chuyên canh sầu riêng ở xã Đắk Nia (Gia Nghĩa) và trang trại của bà Nguyễn Thị Hồng, chuyên canh quýt ở xã Quảng Khê (Đắk Glong).

09/08/2013
Diện Tích Cây Trồng Bị Ngập Sâu Tăng Diện Tích Cây Trồng Bị Ngập Sâu Tăng

Để kịp thời tiêu úng cho cây trồng, các doanh nghiệp thủy lợi đang vận hành 193 trạm bơm với 1.004 máy bơm, tổng lưu lượng 2.500.250 m3/h. Chi cục Thủy lợi Hà Nội đề nghị các quận, huyện, thị xã, các doanh nghiệp thuỷ lợi tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình khí tượng thủy văn, chủ động vận hành công trình, bơm tiêu cho những diện tích bị úng ngập khi xảy ra.

10/08/2013