Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Bước Đầu Của Mô Hình Trồng Rừng Thâm Canh Keo Lá Tràm

Hiệu Quả Bước Đầu Của Mô Hình Trồng Rừng Thâm Canh Keo Lá Tràm
Ngày đăng: 19/05/2012

Huyện Krông Búk có tổng diện tích 35.867,71 ha đất tự nhiên, trong đó đất nông nghiệp chiếm 80%. Điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, khí hậu của huyện thích hợp với cây công nghiệp dài ngày và ngắn ngày có giá trị kinh tế cao.
 
Năm 2010, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Trạm Khuyến nông huyện Krông Buk đã triển khai mô hình trồng rừng thâm canh keo lá tràm năm thứ I, 2010. Năm 2011, trạm tiếp tục thực hiện mô hình năm thứ II, 2011. 28 hộ tham gia thực hiện mô hình là đồng bào dân tộc Ê đê, được Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí phân bón và kinh phí triển khai. Chủ hộ đầu tư công chăm sóc và bảo vệ vườn cây. Tổng nguồn kinh phí đã triển khai 138.841.000 đồng, trong đó kinh phí triển khai năm 2010 là 109.400.000 đồng, năm 2011 là 29.441.000 đồng. Mô hình trồng và chăm sóc cây keo lá tràm trên địa bàn huyện Krông Buk năm 2011 đạt tỷ lệ cây sống là 85-90%; chiều cao trung bình đạt 2 m. Hiện nay tổng diện tích rừng keo lá tràm trên địa bàn huyện là 35 ha.

Đây là một dự án khuyến lâm có ý nghĩa thực tế, tận dụng đất trống, đất đồi núi để tăng thu nhập cho người nông dân tham gia mô hình. Đồng thời có tác dụng tốt trong việc phủ xanh đất trống, đất đồi núi, hạn chế hiện tượng xói mòn ở vùng đất Tây Nguyên nói chung và huyện Krông Buk nói riêng. Mô hình này tạo điều kiện cho bà con nông dân trên toàn huyện tham quan học tập kinh nghiệm và nhân rộng diện tích.

Có thể bạn quan tâm

Trồng Khoai Sáp Cho Thu Nhập Cao Trồng Khoai Sáp Cho Thu Nhập Cao

Sau gần 5 năm gắn bó với cây khoai sáp, nhiều hộ nông dân ở xã Cam Hòa (huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) đã tìm được cho mình một loại cây trồng mang lại thu nhập cao. Tuy nhiên, người dân không nên ồ ạt mở rộng diện tích loại cây này vì đầu ra không ổn định, việc tiêu thụ phụ thuộc nhiều vào thương lái.

19/08/2014
Trái Cây Núi Vào Mùa Trái Cây Núi Vào Mùa

Từ đầu tháng 6 âm lịch, núi rừng Thất Sơn được “tắm mát” bởi những cơn mưa đầu mùa, cây cối vươn lên trong màu xanh non tươi mới. Đây cũng là thời điểm cây bơ, hồng quân, xoài cát Hòa Lộc, thanh ca bản địa, mãng cầu… trên núi đua nhau vào vụ.

19/08/2014
Tỷ Phú Người Dao Ở Bản Đầm Giỏ Tỷ Phú Người Dao Ở Bản Đầm Giỏ

Từ đó, tôi nung nấu ý nghĩ phải thoát nghèo. Được sự hỗ trợ từ Đảng và Nhà nước, nhất là chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từ cuối năm 2004 với phương châm lấy ngắn nuôi dài, tôi mạnh dạn đi vay, mượn, chuyển đổi 7 ha đất trồng lúa đồi sang trồng cà phê”.

19/08/2014
Hoang Hóa Đồng Tôm Hoang Hóa Đồng Tôm

Đi dọc các cánh đồng tôm trên địa bàn tỉnh vào thời điểm sắp sửa thu hoạch vụ 2, chúng tôi chứng kiến cảnh lều bạt chỏng chơ, ao nuôi hoang hóa. Nghề nuôi tôm một thời hưng thịnh với diện tích hơn 2.000ha ao nuôi nay lâm vào cảnh tiêu điều.

19/08/2014
Nhóm Nông Hộ Nuôi Cá Tra Đầu Tiên Được Trao Giấy Chứng Nhận Global GAP Nhóm Nông Hộ Nuôi Cá Tra Đầu Tiên Được Trao Giấy Chứng Nhận Global GAP

Sáng ngày 8/8, Hội Thủy sản Trà Vinh tổ chức hội nghị tổng kết chương trình chuỗi cung ứng cá tra bền vững và trao Giấy chứng nhận Global GAP cho nhóm nông hộ nuôi cá tra (còn gọi là tổ hợp tác nuôi cá tra Trà Vinh), gồm: ông Giang Văn Bảy, ông Nguyễn Văn Hồng, ông Trần Văn Truyền, xã Tân Hòa, Tiểu Cần; ông Lê Văn Thắng, xã Ninh Thới, huyện Cầu Kè, tổng diện tích nuôi hơn 10.000ha.

19/08/2014