Hiệp Hội Cá Tra Việt Nam Hỗ Trợ Đắc Lực Các Doanh Nghiệp Cá Tra An Giang

Cuối tháng 2/2014, ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam đã làm việc với Sở Công thương An Giang về hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh cá tra trong và ngoài nước, những vấn đề mới về Luật Nông nghiệp của Mỹ năm 2014.
Tại buổi làm việc, hai bên đã tìm hiểu những khó khăn, tình hình hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cá tra của các doanh nghiệp trong tỉnh. Hiệp hội cũng lắng nghe ý kiến doanh nghiệp tại An Giang, để từ đó có những kiến nghị, đề xuất chính sách mới nhằm tháo gỡ khó khăn trong chế biến và xuất khẩu cá tra.
Đại diện phía doanh nghiệp cho rằng: Thời gian qua, tình trạng tranh mua tranh bán vẫn xảy ra. Chính sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp đã làm cho giá bán cá tra fillet luôn thấp hơn giá thành sản xuất,trong khi sản phẩm phụ như dầu cá, bột cá, bao tử, da… lại bán có lời.
Còn theo Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến Thủy sản An Giang: Để tháo gỡ khó khăn, phải lập lại trật tự cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu cá tra, trước mắt, các cơ quan chức năng cần thực thi nghiêm túc các văn bản mà Chính phủ và ngành đã quy định, ban hành trên lĩnh vực quản lý chất lượng sản phẩm.
Trước tình hình trên, Chủ tịch Nguyễn Việt Thắng khẳng định: Các doanh nghiệp phải nỗ lực nâng cao chất lượng bằng cách tổ chức lại sản xuất, gắn sản xuất với tiêu thụ; tăng cường liên kết; tìm cách cải thiện chất lượng sản phẩm từ sản xuất giống, kỹ thuật nuôi, chế biến và xuất khẩu đến phát triển thị trường. Chú trọng tăng cường quản lý sản xuất, cải thiện năng lực cạnh tranh… nhằm tái cấu trúc ngành cá tra. Hiệp hội Cá tra Việt Nam sẽ hỗ trợ đắc lực trong quá trình thực hiện.
Về Luật Nông nghiệp của Mỹ năm 2014, ông Thắng cho rằng: Việc Mỹ xây dựng tiêu chuẩn đối với cá tra Việt Nam không hẳn là điều đáng lo ngại cho xuất khẩu mặt hàng này, ở khía cạnh nào đó có thể nó còn là đòn bẩy thúc đẩy tái cấu trúc ngành.
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vụ đông 2013, xã Xuân Lộc (Hậu Lộc - Thanh Hóa) đã vận động các hộ dân trong xã thực hiện chuyển đổi 25 ha diện tích đất 2 lúa và đất trồng ngô kém hiệu quả sang trồng giống dưa chuột.

Vui mừng hơn nữa là ớt hái đến đâu đều được thương lái và các chủ vựa thu mua đến đó, nên việc thu hoạch và bán cũng diễn ra rất thuận lợi.

Theo báo cáo mới đây của Bộ Nông nghiệp và PTNT, ở mỗi hecta lúa tham gia mô hình cánh đồng lớn, người sản xuất có thể thu lời thêm từ 2,2- 7,5 triệu đồng. Chi phí sản xuất giảm được từ 10- 15%, trong khi giá trị sản lượng tăng 20 - 25%.

Mới đây, một nông dân tại xã Ninh An (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) cho rằng, đại lý tại chợ thị xã đã bán giống súp-lơ “dỏm” làm ông thiệt hại nhiều triệu đồng. Sự việc này vẫn chưa có kết luận.

Năm 2013, nông dân thành phố Vị Thanh (Hậu Giang) phát triển thêm gần 140ha vườn cây ăn trái, nâng tổng số lên hơn 1.300ha. Nguyên nhân là do hiệu quả kinh tế của việc trồng cây ăn trái cao hơn so với canh tác mía, khâu tiêu thụ cũng thuận lợi do thương lái đến thu mua tại vườn.