Hiệp Hội Cá Tra Việt Nam Hỗ Trợ Đắc Lực Các Doanh Nghiệp Cá Tra An Giang

Cuối tháng 2/2014, ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam đã làm việc với Sở Công thương An Giang về hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh cá tra trong và ngoài nước, những vấn đề mới về Luật Nông nghiệp của Mỹ năm 2014.
Tại buổi làm việc, hai bên đã tìm hiểu những khó khăn, tình hình hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cá tra của các doanh nghiệp trong tỉnh. Hiệp hội cũng lắng nghe ý kiến doanh nghiệp tại An Giang, để từ đó có những kiến nghị, đề xuất chính sách mới nhằm tháo gỡ khó khăn trong chế biến và xuất khẩu cá tra.
Đại diện phía doanh nghiệp cho rằng: Thời gian qua, tình trạng tranh mua tranh bán vẫn xảy ra. Chính sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp đã làm cho giá bán cá tra fillet luôn thấp hơn giá thành sản xuất,trong khi sản phẩm phụ như dầu cá, bột cá, bao tử, da… lại bán có lời.
Còn theo Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến Thủy sản An Giang: Để tháo gỡ khó khăn, phải lập lại trật tự cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu cá tra, trước mắt, các cơ quan chức năng cần thực thi nghiêm túc các văn bản mà Chính phủ và ngành đã quy định, ban hành trên lĩnh vực quản lý chất lượng sản phẩm.
Trước tình hình trên, Chủ tịch Nguyễn Việt Thắng khẳng định: Các doanh nghiệp phải nỗ lực nâng cao chất lượng bằng cách tổ chức lại sản xuất, gắn sản xuất với tiêu thụ; tăng cường liên kết; tìm cách cải thiện chất lượng sản phẩm từ sản xuất giống, kỹ thuật nuôi, chế biến và xuất khẩu đến phát triển thị trường. Chú trọng tăng cường quản lý sản xuất, cải thiện năng lực cạnh tranh… nhằm tái cấu trúc ngành cá tra. Hiệp hội Cá tra Việt Nam sẽ hỗ trợ đắc lực trong quá trình thực hiện.
Về Luật Nông nghiệp của Mỹ năm 2014, ông Thắng cho rằng: Việc Mỹ xây dựng tiêu chuẩn đối với cá tra Việt Nam không hẳn là điều đáng lo ngại cho xuất khẩu mặt hàng này, ở khía cạnh nào đó có thể nó còn là đòn bẩy thúc đẩy tái cấu trúc ngành.
Có thể bạn quan tâm

Do mưa lớn những ngày qua, lượng nước rút chậm nên công tác khắc phục khoảng 3.000 ha lúa, hoa màu bị ngập nước do mưa của tỉnh Vĩnh Phúc đang gặp nhiều khó khăn.

Giữa Bộ NN-PTNT và Cục Hàng không (Bộ GT-VT) hiện đang có hai cách nói khác nhau về con cá tầm lưu thông ùn ùn trên thị trường. Trong khi Bộ NN-PTNT khẳng định, cá tầm nuôi ở trong nước chỉ đủ tiêu thụ tại xung quanh khu vực nuôi, cá nuôi ở miền Trung, Tây Nguyên còn nhiều hơn miền Bắc thì cá từ ngoài Bắc lại đang “chở bằng máy bay” ồ ạt vào miền Nam tiêu thụ, rõ ràng là cá tầm lậu. Song Cục Hàng không lại có nhận định khác.

Với quyết tâm chinh phục “đất nghèo”, ông Nguyễn Văn Hùng, ở thôn Tân Lập 1, xã Lương Sơn (Ninh Sơn - Ninh Thuận) đã dày công cải tạo những thửa ruộng cằn cỗi thành trang trại sản xuất, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Thực hiện công tác dập dịch chổi rồng trên nhãn, tính đến nay, người dân các địa phương trong huyện Vũng Liêm (Vĩnh Long) tiếp tục cắt tỉa, phun thuốc đặc trị nhãn bệnh chổi rồng và đã có 330ha/550ha nhãn bị bệnh chổi rồng phục hồi.

Vừa qua, ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản đã ký văn bản chỉ đạo thực hiện một số giải pháp phòng chống dịch bệnh trên tôm nước lợ để hạn chế dịch bệnh và triển khai có hiệu quả vụ nuôi tôm năm 2013.