Hiện tượng nghêu chết hàng loạt tại huyện Long Điền: Đã tìm ra nguyên nhân

Trước thông tin phản ánh của các tổ chức, cá nhân tại các địa phương về tình trạng nghêu chết hàng loạt trong suốt thời gian dài mà chưa rõ nguyên nhân và hiện chưa có dấu hiệu dừng lại, Chi cục Thú y đã phối hợp với Chi cục Thủy sản tỉnh cử cán bộ lấy mẫu nước, mẫu bùn, mẫu nghêu gửi các cơ quan chuyên môn và cơ quan Thú y vùng VI làm xét nghiệm để tìm nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nghêu chết.
Theo kết quả xét nghiệm mẫu nghêu, mẫu bùn cho thấy, các mẫu nước, bùn và mẫu nghêu có sự hiện diện của vi khuẩn Vibrio alginolyticus và vi khuẩn Vibrio parahaemolytocus; có 1 mẫu nghêu cho kết quả dương tính với ký sinh trùng Perkinsus spp, các mẫu còn lại đều âm tính với Perkinsus olseni.
Về kết quả xét nghiệm mẫu nước, kim loại, khí độc cho thấy các mẫu nước có chỉ tiêu độ đục, COD (nhu cầu ô xy hóa học – Chemical Oxygen Demand) cao hơn ngưỡng cho phép. Chỉ tiêu kim loại là sắt vượt ngưỡng từ 0,1 - 0,13mg/l so với ngưỡng cho phép, các chỉ tiêu khác đều bình thường ở trong mức cho phép.
Căn cứ vào kết quả xét nghiệm và khảo sát từ thực địa, Chi cục Thú y tỉnh đã có thông báo chính thức về nguyên nhân gây ra tình trạng nghêu chết hàng loạt tại các địa phương. Theo đó, các loài vi khuẩn hiện diện trong các mẫu xét nghiệm không phải là nguyên nhân gây ra tình trạng nghêu chết hàng loạt, mà chỉ là tác nhân cộng hưởng với các nguyên nhân khác như: Mật độ nuôi quá dày; Chỉ tiêu về độ đục, chỉ tiêu về nhu cầu ô xy hóa học và chỉ tiêu kim loại là sắt đều vượt ngưỡng cho phép, từ đó dẫn đến giảm khả năng nguồn thức ăn tự nhiên của nghêu, ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của thủy sinh vật nói chung...
Tổng hợp các yếu tố trên cộng với tình hình thời tiết bất lợi, môi trường biến đổi đột ngột, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn... đã làm cho nghêu chết hàng loạt và kéo dài trong thời gian qua.
Cơ quan chuyên môn cũng đã khuyến cáo người dân một số biện pháp cần thực hiện ngay để cải tạo môi trường và chuẩn bị bãi nuôi vụ tới, cụ thể như: Tạm ngưng thả giống nuôi mới ở khu vực trên và các vùng lân cận, tiến hành làm sạch bãi nuôi, thu gom nghêu chết, rắc vôi, chôn lấp đúng quy định theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn; cày xới nền đáy nhằm giảm thiểu ô nhiễm trong bùn do tích tụ nuôi qua các năm; nguồn nghêu giống phải có nguồn gốc rõ ràng, có giấy kiểm dịch của cơ quan chuyên môn và chỉ nên mua từ các cơ sở sản xuất giống có uy tín nhằm bảo đảm nguồn giống chất lượng, trước khi thả nên tắm cho nghêu bằng nước ngọt nhằm hạn chế tác nhân gây bệnh; thả nuôi với mật độ vừa phải, từ 200 - 300 con/m2, cỡ giống lớn từ 400 - 600 con/kg, trong quá trình nuôi, nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường hoặc nghêu chết phải báo ngay cho Chi cục Thú y hoặc Chi cục Thủy sản để có các biện pháp hỗ trợ kịp thời.
Có thể bạn quan tâm

Tổng Công ty CP Bia - rượu - nước giải khát Sài Gòn (SABECO) vừa tổ chức trao tặng biểu trưng hỗ trợ ngư dân bám biển cho hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi với số tiền 12 tỷ đồng (mỗi tỉnh 6 tỷ đồng). Số tiền này sẽ được đầu tư trang bị tàu đánh cá mới để ngư dân có công cụ vươn khơi bám biển.

Sau khi Công an Hà Nội bắt giữ vụ giống lúa BC15 của Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình (TSC) bị làm giả, lãnh đạo Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) và đại diện doanh nghiệp khẳng định, việc giống giả không liên quan đến lúa BC15 lép ở một số tỉnh.

Công ty TNHH trái cây Long Khánh (TX.Long Khánh - Đồng Nai) chuyên cung cấp hàng cho các hệ thống siêu thị lớn, như: BigC, Co.opMart với doanh thu mỗi tháng đạt cả tỷ đồng. Giám đốc công ty là anh Huỳnh Văn Hải, người đã bỏ nhiều công sức xây dựng thương hiệu cho trái cây đặc sản của địa phương.

Rau nhút là loại chỉ ưa sống và phát triển tốt ở vùng nước sạch sẽ. Người trồng rau nhút cũng không cần sử dụng nhiều phân, thuốc nên loại rau này còn được xem là thực phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng. Đó là điều kiện thuận lợi để mô hình trồng rau nhút được nhiều hộ dân ở ấp Vĩnh Hưng, xã Vĩnh Thạnh Trung (Châu Phú - An Giang) nhân rộng.

Năm 2008, nghề nuôi yến chính thức xuất hiện, khi TP.Hồ Chí Minh thực hiện đề án thí điểm nhà nuôi yến tại xã Tam Thôn Hiệp (huyện Cần Giờ). Từ đó đến nay, hoạt động dẫn dụ yến phát triển rầm rộ.