Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiện tượng nghêu chết hàng loạt tại huyện Long Điền: Đã tìm ra nguyên nhân

Hiện tượng nghêu chết hàng loạt tại huyện Long Điền: Đã tìm ra nguyên nhân
Ngày đăng: 10/06/2015

Trước thông tin phản ánh của các tổ chức, cá nhân tại các địa phương về tình trạng nghêu chết hàng loạt trong suốt thời gian dài mà chưa rõ nguyên nhân và hiện chưa có dấu hiệu dừng lại, Chi cục Thú y đã phối hợp với Chi cục Thủy sản tỉnh cử cán bộ lấy mẫu nước, mẫu bùn, mẫu nghêu gửi các cơ quan chuyên môn và cơ quan Thú y vùng VI làm xét nghiệm để tìm nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nghêu chết.

Theo kết quả xét nghiệm mẫu nghêu, mẫu bùn cho thấy, các mẫu nước, bùn và mẫu nghêu có sự hiện diện của vi khuẩn Vibrio alginolyticus và vi khuẩn Vibrio parahaemolytocus; có 1 mẫu nghêu cho kết quả dương tính với ký sinh trùng Perkinsus spp, các mẫu còn lại đều âm tính với Perkinsus olseni.

Về kết quả xét nghiệm mẫu nước, kim loại, khí độc cho thấy các mẫu nước có chỉ tiêu độ đục, COD (nhu cầu ô xy hóa học – Chemical Oxygen Demand) cao hơn ngưỡng cho phép. Chỉ tiêu kim loại là sắt vượt ngưỡng từ 0,1 - 0,13mg/l so với ngưỡng cho phép, các chỉ tiêu khác đều bình thường ở trong mức cho phép.

Căn cứ vào kết quả xét nghiệm và khảo sát từ thực địa, Chi cục Thú y tỉnh đã có thông báo chính thức về nguyên nhân gây ra tình trạng nghêu chết hàng loạt tại các địa phương. Theo đó, các loài vi khuẩn hiện diện trong các mẫu xét nghiệm không phải là nguyên nhân gây ra tình trạng nghêu chết hàng loạt, mà chỉ là tác nhân cộng hưởng với các nguyên nhân khác như: Mật độ nuôi quá dày; Chỉ tiêu về độ đục, chỉ tiêu về nhu cầu ô xy hóa học và chỉ tiêu kim loại là sắt đều vượt ngưỡng cho phép, từ đó dẫn đến giảm khả năng nguồn thức ăn tự nhiên của nghêu, ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của thủy sinh vật nói chung...

Tổng hợp các yếu tố trên cộng với tình hình thời tiết bất lợi, môi trường biến đổi đột ngột, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn... đã làm cho nghêu chết hàng loạt và kéo dài trong thời gian qua.

Cơ quan chuyên môn cũng đã khuyến cáo người dân một số biện pháp cần thực hiện ngay để cải tạo môi trường và chuẩn bị bãi nuôi vụ tới, cụ thể như: Tạm ngưng thả giống nuôi mới ở khu vực trên và các vùng lân cận, tiến hành làm sạch bãi nuôi, thu gom nghêu chết, rắc vôi, chôn lấp đúng quy định theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn; cày xới nền đáy nhằm giảm thiểu ô nhiễm trong bùn do tích tụ nuôi qua các năm; nguồn nghêu giống phải có nguồn gốc rõ ràng, có giấy kiểm dịch của cơ quan chuyên môn và chỉ nên mua từ các cơ sở sản xuất giống có uy tín nhằm bảo đảm nguồn giống chất lượng, trước khi thả nên tắm cho nghêu bằng nước ngọt nhằm hạn chế tác nhân gây bệnh; thả nuôi với mật độ vừa phải, từ 200 - 300 con/m2, cỡ giống lớn từ 400 - 600 con/kg, trong quá trình nuôi, nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường hoặc nghêu chết phải báo ngay cho Chi cục Thú y hoặc Chi cục Thủy sản để có các biện pháp hỗ trợ kịp thời.


Có thể bạn quan tâm

Câu chuyện thoát nghèo của một nông hộ ở xã Sơn Hồng Câu chuyện thoát nghèo của một nông hộ ở xã Sơn Hồng

Ông Trần Xuân Lý là một trong nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã vươn lên thoát nghèo, trở thành hộ sản xuất kinh doanh tiêu biểu ở địa phương.

12/09/2022
Đưa cây ăn quả lên sườn dốc cách làm đột phá của Sơn La Đưa cây ăn quả lên sườn dốc cách làm đột phá của Sơn La

Theo ông Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, những mô hình như đưa cây ăn quả lên sườn dốc thật sự là cách làm đột phá.

26/09/2022
Làm giàu từ nghề trồng hoa, cây cảnh Làm giàu từ nghề trồng hoa, cây cảnh

Nói đến cựu chiến binh Đặng Ngọc Sỹ ở thôn Việt Long, xã Tản Lĩnh nhiều người biết đến là một người đã có thâm niên trong nghề trồng hoa, cây cảnh, cây công trì

03/10/2022
Bạc Liêu mở rộng diện tích canh tác lúa thơm – tôm sạch giúp nông dân làm giàu Bạc Liêu mở rộng diện tích canh tác lúa thơm – tôm sạch giúp nông dân làm giàu

Vượt qua nhiều khó khăn do đại dịch COVID-19 cũng như giá phân bón liên tục gia tăng, tỉnh Bạc Liêu đã hoàn thành kế hoạch sản xuất lúa trên đất tôm năm 2021

13/10/2022
Hiệu quả mô hình chăn nuôi an toàn sinh học giống lợn địa phương (giống lợn Hương) Hiệu quả mô hình chăn nuôi an toàn sinh học giống lợn địa phương (giống lợn Hương)

Nhằm lưu giữ nguồn gen quý của giống lợn Hương và phát triển kinh tế bền vững, nâng cao sinh kế cho bà con trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

16/12/2022