Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiểm Họa Từ Đánh Bắt Thủy Hải Sản Bằng Giã Cào

Hiểm Họa Từ Đánh Bắt Thủy Hải Sản Bằng Giã Cào
Ngày đăng: 11/05/2013

Những năm gần đây, tại một số địa phương ven biển ở TP. Cam Ranh (Khánh Hòa), tình trạng đánh bắt thủy hải sản bằng phương pháp giã cào diễn ra phức tạp. Loại hình đánh bắt này không những hủy hoại môi trường sinh thái, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của ngư dân và tình hình an ninh trật tự trong vùng.

Với diện tích hơn 60km2, có vị trí địa lý tự nhiên lý tưởng và nguồn thủy hải sản phong phú, từ bao đời nay, vịnh Cam Ranh là nguồn sống chủ yếu của nhiều ngư dân địa phương. Tuy nhiên, 4 năm qua, kể từ khi tình trạng đánh bắt thủy hải sản bằng phương thức giã cào rộ lên, môi trường sống tại đây đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Việc đánh bắt các loại thủy hải sản không còn dễ dàng như trước. Vì thế, cuộc sống của hàng ngàn ngư dân trở nên khó khăn hơn. Họ không những mất nguồn thu nhập mà còn bị đe dọa đến tính mạng trong những lần cố gắng ngăn cản hành vi đánh bắt giã cào.

Ông Trần Quang Khanh (xã Cam Lập) kể: “Khoảng tháng 10-2012, toàn bộ lưới của tôi đều bị ghe giã cào cào sạch. Chúng tôi đề nghị các ngành, các cấp có biện pháp can thiệp để ghe giã cào không hoạt động trong vịnh Cam Ranh. Nếu tình trạng này tiếp tục thì cá nhỏ, cá lớn sẽ hết sạch”. Trong khi đó, ngư dân Nguyễn Hữu Phương (xóm Bãi Lao, xã Cam Lập) cho biết: “Trước đây, tôi đánh bắt cá rất dễ, bây giờ giã cào nhiều quá nên lượng cá đánh bắt được rất ít”. Không riêng anh Phương, 200 ngư dân xóm Bãi Lao cũng đang rơi vào hoàn cảnh tương tự.

Thời gian qua, chính quyền xã Cam Lập đã phối hợp với Bộ đội Biên phòng và các ngành chức năng tiến hành tuần tra, ngăn chặn và xử lý các ghe giã cào nhưng không đạt hiệu quả, bởi phương tiện chủ yếu của lực lượng chức năng là huy động những tàu cá công suất nhỏ của ngư dân, trong khi những chiếc ghe giã cào lại có công suất lớn hơn. Bên cạnh đó, theo chính quyền địa phương và nhiều ngư dân xã Cam Lập, hiện nay, trên vịnh có hàng chục ghe sử dụng phương tiện đánh bắt giã cào không nằm trong phạm vi quản lý của xã đang hoạt động. Trong khi đó, việc kiểm tra, xử lý của chính quyền còn ít và chưa đủ sức răn đe, cùng với nhiều lý do khách quan, chủ quan khác đã khiến cho tình trạng đánh bắt thủy hải sản bằng phương pháp giã cào ngày càng diễn biến phức tạp.

Ngư dân địa phương cho biết, trong quá trình hoạt động đánh bắt bằng giã cào, tất cả các loài thủy hải sản từ vùng mặt nước đến đáy sâu dưới tầng lớp cát ở vịnh Cam Ranh đều bị khai thác triệt để. Nếu không có những biện pháp quản lý, giám sát hiệu quả của các cấp chính quyền và ngành chức năng, các loài thủy hải sản sẽ đứng trước nguy cơ bị tận diệt, kéo theo đó là nhiều hậu quả khôn lường về môi trường sinh thái và cuộc sống của người dân địa phương, cũng như những hệ lụy về tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.

Theo ông Vũ Bình An - Bí thư Đảng ủy xã Cam Lập, lực lượng Công an, Xã đội mỏng, địa bàn rộng; mặt khác, phương tiện để cho các lực lượng này tuần tra không đủ tốc độ và còn hạn chế nên việc kiểm tra, ngăn chặn nạn giã cào ở khu vực vịnh rất khó khăn. Trong khi đó, những người đánh bắt bằng giã cào tại vùng biển Cam Lập lại không phải người địa phương nên việc tuyên truyền, vận động xử phạt hành chính rất khó.


Có thể bạn quan tâm

Ninh Thuận cần “đầu ra” cho sản phẩm nho VietGap Ninh Thuận cần “đầu ra” cho sản phẩm nho VietGap

Với mục tiêu giúp các hộ trồng nho thay đổi phương thức canh tác an toàn, hiệu quả, nâng cao năng suất và giá trị, góp phần tăng thêm thu nhập cho nông dân, năm 2013, mô hình trồng nho theo tiêu chuẩn VietGap do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận triển khai, với sự tham gia của 25 hộ dân (chia thành 6 nhóm) ở thôn Nho Lâm (xã Phước Nam, huyện Thuận Nam).

13/04/2015
“Nâng cấp” chuỗi giá trị con cá tra “Nâng cấp” chuỗi giá trị con cá tra

Sau một thời gian phát triển “nóng”, ngành cá tra Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn do nội tại ngành thiếu sự liên kết, gắn kết chặt chẽ giữa các bên có liên quan trong chuỗi giá trị và gặp phải rào cản thương mại từ các nước nhập khẩu. Để ổn định, phát triển bền vững, đòi hỏi các bên có liên quan tích cực vào cuộc, thực hiện “nâng cấp” toàn diện chuỗi giá trị cá tra, từ khâu sản xuất đến cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng trong và ngoài nước…

14/04/2015
Nuôi ốc hương, trồng rong sụn theo phương pháp mới Nuôi ốc hương, trồng rong sụn theo phương pháp mới

Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư Ninh Thuận khuyến cáo mô hình nuôi ốc hương và trồng rong sụn với cách nuôi trồng cải tiến có nhiều ưu điểm đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi ở vùng ven biển.

14/04/2015
Nuôi thâm canh lươn trong bể bạt Nuôi thâm canh lươn trong bể bạt

Nhờ tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật thâm canh nên tỷ lệ lươn sống của gia đình ông Đỗ Hữu Biên ở thôn Hoàng Thượng, xã Hoàng Đông, huyện Duy Tiên (Hà Nam) đạt cao…

14/04/2015
Tăng cường giám sát các vùng nuôi nghêu để hạn chế thiệt hại Tăng cường giám sát các vùng nuôi nghêu để hạn chế thiệt hại

Tổng cục Thủy sản vừa có Văn bản số 784/TCTS-NTTS về việc chỉ đạo phòng chống bệnh cho nghêu (còn gọi là ngao) nuôi năm 2015 trước tình hình nghêu chết hàng loạt gây thiệt hại nặng nề cho bà con nông dân ở các tỉnh Hà Tĩnh, Tiền Giang.

14/04/2015