Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiếm dần cá niên

Hiếm dần cá niên
Ngày đăng: 26/11/2015

Theo lời một số người dân miền núi Ba Tơ, Sơn Hà...

thì cách đây khoảng 10 năm về trước, cá niên ở các con sông suối nhiều lắm. Chuyện thả lưới bắt được từ 3-5 kg/ngày/người là bình thường. Tuy nhiên thời gian gần đây, khi cá niên được nhiều người biết đến và trở thành đặc sản, với giá bán rất cao nên số lượng người tham gia đánh bắt ngày càng đông.

Điều đáng lo ngại là thay vì sử dụng những hình thức đánh bắt truyền thống, như: Thả lưới, dùng đoọc...

để đâm, thì nay người dân thay thế bằng châm điện dẫn đến cá niên hiếm dần. Nhiều khi đi cả đêm chỉ bắt được từ 0,4-1 kg/người, anh Đinh Văn Hin (38 tuổi), ở xã Sơn Trung, huyện Sơn Hà, kể.

Nhu cầu tiêu thụ tăng, nhưng số lượng đánh bắt ít dẫn đến giá cá niên cũng tăng vọt, với giá bán hiện tại chợ thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà lên gần 400.000 đồng/kg, cao hơn gấp 2 lần so với thời điểm đầu năm.

Thiết nghĩ các cấp ngành chức năng của huyện tỉnh, cần tăng cường tuyên truyền; đồng thời xử lý nghiêm khắc kiểu đánh bắt bằng châm điện để bảo vệ cá niên. Được biết, cá niên được đồng bào thiểu số người Hre gọi là Cai-lin, còn người Kor gọi là Ca-da-lết, Jia-liếc...

cư trú tập trung nhiều ở những vùng nước sâu dọc các con sông, suối, dưới chân các con thác, ghềnh đá.

Kích cỡ của cá niên trung bình chỉ nhỉnh hơn ngón tay cái người lớn. Tuy nhiên tại một số vùng như Trà Bồng, Tây Trà...

cá niên đánh bắt được to đến 2-3 ngón tay của người lớn.


Có thể bạn quan tâm

Có 50% Diện Tích Tôm Công Nghiệp Bị Treo Đầm Có 50% Diện Tích Tôm Công Nghiệp Bị Treo Đầm

Tính đến thời điểm này, nông dân huyện Cái Nước (Cà Mau) đã thả nuôi được hơn 700 ha tôm nuôi công nghiệp, đạt gần 90% chỉ tiêu kế hoạch năm, năng suất đạt trung bình từ 6 đến 6,5 tấn/ha. Cá biệt có một số hộ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật và thả nuôi đúng lịch thời vụ, năng suất đạt hơn 7 tấn/ha.

14/09/2013
Khó Tiếp Tục Bảo Hiểm Nông Nghiệp Khó Tiếp Tục Bảo Hiểm Nông Nghiệp

Hiện Chính phủ đang thí điểm bảo hiểm nông nghiệp tại 20 tỉnh thành và sẽ kết thúc vào tháng 6-2014. Tuy nhiên, với tình trạng trục lợi bảo hiểm xảy ra trong thời gian qua thì khả năng sau thời gian này bảo hiểm nông nghiệp khó có thể trở thành một kênh để hỗ trợ người dân.

14/09/2013
Dịch Heo Tai Xanh Gây Thiệt Hại 24 Tỷ Đồng Ở Đak Lak Dịch Heo Tai Xanh Gây Thiệt Hại 24 Tỷ Đồng Ở Đak Lak

Theo Chi cục Thú y: đợt dịch heo tai xanh xảy ra trên địa bàn tỉnh Đak Lak vừa qua đã gây thiệt hại nặng cho ngành chăn nuôi. Đã có 13 huyện, thị xã, thành phố (trừ huyện Lak và Krông Bông) với 115 xã, 707 thôn, 2.287 hộ có dịch heo tai xanh.

10/11/2012
Nhiều Hộ Vươn Lên Khá Giàu Nhờ Nuôi Cá Sấu Nhiều Hộ Vươn Lên Khá Giàu Nhờ Nuôi Cá Sấu

Những năm gần đây, mô hình nuôi cá sấu thương phẩm được nhiều nông dân xã Định Thành (huyện Đông Hải, Bạc Liêu) thực hiện vì hiệu quả và lợi nhuận khá cao. Mỗi vụ, người nuôi lãi hàng trăm triệu đồng.

14/09/2013
Ba Ba “Sốt” Giá, Người Dân Vẫn Thờ Ơ Ở Khánh Hòa Ba Ba “Sốt” Giá, Người Dân Vẫn Thờ Ơ Ở Khánh Hòa

Phong trào nuôi ba ba rộ lên những năm 2005 - 2006. Lúc đó, nhiều hộ xây hồ, đào ao nuôi ba ba với mong muốn làm giàu nhanh chóng, bởi đây là vật nuôi có giá trị kinh tế cao, chủ yếu xuất sang thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, không bao lâu sau, thị trường tiêu thụ này giảm dần khiến nhiều người nuôi ba ba lỗ nặng.

23/05/2013