hị trường phân bón xác lập mặt bằng giá mới

Giá phân bón nhập khẩu giảm
Ông Nguyễn Hạc Thúy - Tổng thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam - cho biết:
Trước đây, các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước luôn phải “chiến đấu” với phân ure và DAP giá rẻ từ Trung Quốc.
Thông thường, giá ure Trung Quốc sẽ thấp hơn ure trong nước khoảng 500 đồng/kg. Cá biệt, có thời điểm chênh lệch giá lên tới gần 1.000 đồng/kg.
Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước, sản phẩm khó cạnh tranh về giá với hàng nhập ngoại.
Sau khi đồng nhân dân tệ bị phá giá, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nới biên độ tỷ giá ngoại tệ, theo ghi nhận mới nhất của phóng viên ngày 10/9/2015 tại chợ bán buôn Trần Xuân Soạn (TP. Hồ Chí Minh): Giá các mặt hàng phân bón ổn định. Phân ure Phú Mỹ, ure Cà Mau, ure Ninh Bình lần lượt ở mức: 7.900 - 8.200 đồng/kg, 7.900 - 8.000 đồng/kg, 7.800 - 7.900 đồng/kg.
Giá ure Trung Quốc cũng ở mức 7.800 đồng/kg (giá bán buôn). Nhìn vào mặt bằng chung có thể thấy, giá các loại ure trong nước và ure nhập khẩu hầu như không có sự chênh lệch.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lượng phân bón nhập khẩu 8 tháng đầu năm đạt 2,81 triệu tấn, giá trị nhập khẩu đạt 882 triệu USD, tăng 13,2% về khối lượng và 11,8% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng đối với mặt hàng phân ure, khối lượng nhập khẩu đạt 215.000 tấn, trị giá 68 triệu USD, tăng 81% về khối lượng và 87,3% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Nguồn cung ổn định
Thời gian qua, các nhà máy sản xuất đạm Cà Mau, đạm Ninh Bình và đạm Hà Bắc đều tạm ngừng hoạt động một thời gian để bảo dưỡng định kỳ. Tuy nhiên, do có sự chủ động trong sản xuất và tích trữ nên không xảy ra tình trạng khan hàng; giá các loại phân bón ổn định.
Đánh giá thị trường phân bón từ nay đến cuối năm, ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình - cho rằng: Thị trường phân bón sẽ ổn định, nguồn cung dồi dào bởi các nhà máy đã đi vào hoạt động ổn định qua thời gian bảo trì.
Thêm nữa, cả nước cũng chỉ còn một vụ đông xuân nên nhu cầu phân bón không nhiều. Ngoài ra, việc các nhà máy đi vào hoạt động ổn định cũng sẽ hạn chế được tình trạng phân bón nhập khẩu nhiều như thời gian qua.
Với diễn biến của thị trường phân bón hiện nay, doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước đang có lợi thế, nhất là các nhà máy sản xuất ure và DAP.
Có thể bạn quan tâm

Để thực hiện thắng lợi vụ lúa trên đất nuôi tôm, ngay từ đầu năm, công tác tuyên truyền được chính quyền các địa phương đẩy mạnh. Nhờ đó, người dân thấy được lợi ích của việc cấy 1 vụ lúa trên đất nuôi tôm và đăng ký tham gia.

Hằng năm, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho các hộ. Đến nay, cây sinh trưởng và phát triển tốt, tỷ lệ cây có quả đạt 80,2%. Riêng ở xã É Tòng và Mường Bám, mỗi hộ đã thu từ 9 - 16 tấn quả tươi, trị giá từ 7,2 - 13 triệu đồng/hộ.

Là địa phương có tổng đàn gia súc, gia cầm luôn ở tốp đầu cả nước, những năm qua, công tác phát triển chăn nuôi của Hà Nội luôn được quan tâm với nhiều chương trình, đề án được triển khai.

Trong những năm gần đây, Hội Nông dân (HND) xã Cát Minh (huyện Phù Cát) đã không ngừng củng cố tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động, tập hợp hội viên nông dân (HVND), đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh (SXKD) giỏi và đã đạt được kết quả tích cực.

Thời gian gần đây, nhiều cơ sở sản xuất nước mắm vì chạy theo lợi nhuận đã đưa ra thị trường các sản phẩm kém chất lượng làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp và sức khỏe người tiêu dùng. Để khẳng định uy tín thương hiệu của mình, nhiều doanh nghiệp sản xuất nước mắm đã tăng cường đầu tư trang thiết bị, công nghệ để cho ra những loại nước mắm ngon, đảm bảo chất lượng.