Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

hị trường phân bón xác lập mặt bằng giá mới

hị trường phân bón xác lập mặt bằng giá mới
Ngày đăng: 23/09/2015

Giá phân bón nhập khẩu giảm

Ông Nguyễn Hạc Thúy - Tổng thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam - cho biết:

Trước đây, các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước luôn phải “chiến đấu” với phân ure và DAP giá rẻ từ Trung Quốc.

Thông thường, giá ure Trung Quốc sẽ thấp hơn ure trong nước khoảng 500 đồng/kg. Cá biệt, có thời điểm chênh lệch giá lên tới gần 1.000 đồng/kg.

Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước, sản phẩm khó cạnh tranh về giá với hàng nhập ngoại.

Sau khi đồng nhân dân tệ bị phá giá, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nới biên độ tỷ giá ngoại tệ, theo ghi nhận mới nhất của phóng viên ngày 10/9/2015 tại chợ bán buôn Trần Xuân Soạn (TP. Hồ Chí Minh): Giá các mặt hàng phân bón ổn định. Phân ure Phú Mỹ, ure Cà Mau, ure Ninh Bình lần lượt ở mức: 7.900 - 8.200 đồng/kg, 7.900 - 8.000 đồng/kg, 7.800 - 7.900 đồng/kg.

Giá ure Trung Quốc cũng ở mức 7.800 đồng/kg (giá bán buôn). Nhìn vào mặt bằng chung có thể thấy, giá các loại ure trong nước và ure nhập khẩu hầu như không có sự chênh lệch.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lượng phân bón nhập khẩu 8 tháng đầu năm đạt 2,81 triệu tấn, giá trị nhập khẩu đạt 882 triệu USD, tăng 13,2% về khối lượng và 11,8% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng đối với mặt hàng phân ure, khối lượng nhập khẩu đạt 215.000 tấn, trị giá 68 triệu USD, tăng 81% về khối lượng và 87,3% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Nguồn cung ổn định

Thời gian qua, các nhà máy sản xuất đạm Cà Mau, đạm Ninh Bình và đạm Hà Bắc đều tạm ngừng hoạt động một thời gian để bảo dưỡng định kỳ. Tuy nhiên, do có sự chủ động trong sản xuất và tích trữ nên không xảy ra tình trạng khan hàng; giá các loại phân bón ổn định.

Đánh giá thị trường phân bón từ nay đến cuối năm, ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình - cho rằng: Thị trường phân bón sẽ ổn định, nguồn cung dồi dào bởi các nhà máy đã đi vào hoạt động ổn định qua thời gian bảo trì.

Thêm nữa, cả nước cũng chỉ còn một vụ đông xuân nên nhu cầu phân bón không nhiều. Ngoài ra, việc các nhà máy đi vào hoạt động ổn định cũng sẽ hạn chế được tình trạng phân bón nhập khẩu nhiều như thời gian qua.

Với diễn biến của thị trường phân bón hiện nay, doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước đang có lợi thế, nhất là các nhà máy sản xuất ure và DAP.


Có thể bạn quan tâm

Sẵn Sàng Cho Vụ Lúa Đông Xuân Sẵn Sàng Cho Vụ Lúa Đông Xuân

Tranh thủ mực nước lũ đang xuống thấp, bà con ở các địa phương trên địa bàn tỉnh, trong đó có huyện Châu Thành A đã chủ động vệ sinh đồng ruộng, liên kết lại với nhau thành từng tổ, đội để cùng bơm tác tập trung và xuống giống lúa Đông xuân 2014-2015 một cách đồng loạt.

15/11/2014
Sôi Động Thị Trường Lúa Giống Sôi Động Thị Trường Lúa Giống

Khoảng một tuần lễ nay, tại nhiều điểm bán lúa giống trên địa bàn tỉnh luôn tấp nập người dân từ nhiều nơi đến mua lúa giống. Ông Lê Hoàng Em, chủ điểm bán lúa giống ở ấp 9, xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, cho biết: “So với mọi năm thì năm nay bà con đến mua lúa giống sớm hơn.

15/11/2014
Tăng Thuế Nhập Khẩu Và Áp Dụng Nhập Khẩu Tự Động Với Phân Bón Nhà Nông Khó Được Lợi Tăng Thuế Nhập Khẩu Và Áp Dụng Nhập Khẩu Tự Động Với Phân Bón Nhà Nông Khó Được Lợi

Việc Bộ Tài chính tăng thuế nhập khẩu phân bón và từ 1.12 tới đây là áp dụng cơ chế nhập khẩu tự động với mặt hàng phân bón của Bộ Công Thương đang được dư luận đặt câu hỏi: Người nông dân có được lợi khi phân bón nhập khẩu bị hạn chế?

15/11/2014
Đưa Cánh Đồng Mẫu Lớn Ra Bắc Vẫn Là Bình Mới Rượu Cũ Đưa Cánh Đồng Mẫu Lớn Ra Bắc Vẫn Là Bình Mới Rượu Cũ

Mô hình cánh đồng mẫu lớn (CĐML) được xem là chìa khóa đưa ngành sản xuất lúa gạo nước ta phát triển bền vững theo hướng hàng hóa, tăng thu nhập cho người trồng lúa; tuy nhiên, đối với các tỉnh miền Bắc, việc thực hiện mô hình này đang đặt ra nhiều vấn đề nan giải, nhất là trong bối cảnh mối liên kết giữa các nhà còn rất lỏng lẻo.

15/11/2014
Nuôi Bò Trên Nuôi Bò Trên "Đất Khó"

Sự yếu kém về hạ tầng là lực cản rất lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Tiểu Tây - ngôi làng nằm trên ngọn núi Lô. Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây, người dân Tiểu Tây đã nhìn ra thế mạnh và biết phát huy thế mạnh từ việc trồng cỏ nuôi bò.

15/11/2014