Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hết Khổ Vì Dưa Lại Khổ Vì Ớt

Hết Khổ Vì Dưa Lại Khổ Vì Ớt
Ngày đăng: 14/05/2014

Sau dưa hấu, giờ đến lượt ớt rớt giá thê thảm vì bị thị trường Trung Quốc từ chối. Nhiều hộ nông dân đang xót xa, tiếc nuối ruộng ớt sai quả nhà mình.

Ớt đắng

Có mặt trên những ruộng ớt bạt ngàn ở các vùng chuyên canh rau màu, đi đâu chúng tôi cũng ghi nhận không khí ảm đạm, nỗi buồn của nông dân vì ớt rớt giá thê thảm. Bao nhiêu năm bám nghề trồng ớt, chưa bao giờ người trồng ớt phải chịu cảnh đắng cay như vậy.

Lọt thỏm giữa ruộng ớt đỏ tươi, bà Nguyễn Thị Mai, ở thôn 6, xã Nghĩa Dũng (TP. Quảng Ngãi) đang cặm cụi hái ớt. Bà Mai cho biết, năm ngoái giá ớt hơn 20.000 đồng/kg, với 4 sào ớt gia đình bà thu lãi hơn hai chục triệu đồng, còn năm nay mới thu hoạch được chưa đầy 200 kg mà đã thấy lỗ nặng. “Trúng mùa mà giá này thì bỏ khô ngoài ruộng còn hơn là thu hoạch”- bà Mai than thở.

“Hàng ngày ra đồng nhìn ruộng ớt chín đỏ rực mà chúng tôi không khỏi chán nản. Năm nay thì trắng tay rồi em ơi. Lúc mình ít trồng thì nó mua đắt như tôm tươi, giờ mình trồng nhiều thì nó chẳng thèm"- chị Dung, hàng xóm bà Mai buồn bã.

Chị Dung cho hay, mọi năm, với 6 sào ruộng chị trồng mỗi thứ mỗi ít, nhưng năm ngoái thấy ớt trúng mùa lại trúng giá nên năm nay chị mạnh dạn trồng tất thẩy 6 sào ớt với hy vọng bội thu. Ai ngờ đến thời điểm thu hoạch, bán hết ruộng ớt không đủ trả tiền thuốc sâu, phân bón, thuê nhân công thu hoạch.

Thời điểm tháng 2, giá mỗi kg ớt là 22.000 đồng, nhưng nông dân không có ớt để bán vì đầu mùa ớt chín lưa thưa. Chỉ 1 tháng sau, ớt bắt đầu rớt giá mạnh còn 13.000-14.000 đồng/kg. Và lúc này, khi mà ớt đang thu hoạch rộ, sản lượng cao nhất cũng là lúc rớt giá thê thảm chỉ còn 9.500 đồng/kg.

Hiện tại giá nhân công thu hoạch ớt là 120.000 đồng/người/ngày, tính cả tiền ăn xế, nửa buổi là 140.000 đồng/người/ngày. Theo tính toán của bà con nông dân thì một ngày, một người chỉ hái được hơn 20 kg, với giá bán hiện tại là 9.500 đồng/kg, đồng nghĩa với người chủ phải mất 14 kg để thuê nhân công, 6 kg còn lại họ không đủ để khấu trừ vào tiền thuốc sâu, phân bón, điện, nước, giống, đó là chưa kể đến công chăm sóc cả 4 tháng trời ròng rã…

Năm ngoái giá rớt cao ngất ngưỡng, có lúc lên đến 28.000 đồng/kg, cuối vụ thấp nhất (ớt cuối vụ còi cọc) cũng được 11.000 đồng/kg nên bà con nông dân hái đến trái cuối cùng, còn năm nay mới hái nửa vụ, nhiều người đã chặt cây bỏ.

Hì hục kéo bạt ớt khi trời trở giông, anh Phan Văn Ba, một thương lái ở thôn Hổ Tiếu, xã Nghĩa Hà (TP. Quảng Ngãi) phân trần: “Mình không mua cho dân thì tội mà mua thì phải chịu khó đổ ra phơi rồi dự trữ chờ thời. Chẳng khác nào đánh bạc với trời! Nếu thị trường Trung Quốc không tiêu thụ trong thời gian dài, mình đành chấp nhận “ôm sô”.

Ớt tươi không tiêu thụ được, thương lái mang ra phơi. Mỗi ngày trôi qua với họ là một nỗi lo. Bởi 1 tạ sau 1 đêm chỉ còn 99 kg. Thông thường, ớt phơi 6 ngày khô, tương đương với 4 kg tươi còn 1 kg khô. Nhưng, nếu nắng yếu phơi đến nắng thứ 7, thì 4,3 kg tươi mới được 1 kg khô, đến nắng thứ 8, hao hụt 4,5 kg khô tương đương 1 kg khô.

Bài học đắt giá

Một trong những nguyên nhân khiến ớt rớt giá vì người dân thấy ớt trúng giá nên đua nhau trồng ớt, khiến sản lượng thu hoạch cùng lúc quá lớn. Là thương lái lâu năm thu mua nông sản bán sang thị trường Trung Quốc, anh Ba bảo rằng: “Dân mình bây giờ chạy theo lợi nhuận trước mắt, nghe cây gì có giá là ồ ạt trồng mà chẳng cần biết có bán được hay không? Cứ trồng rồi tính sau”.

Mọi năm, chỉ những vùng chuyên canh rau màu mới trồng ớt thì giờ anh mua ớt ở khắp nơi, từ vùng núi đến miền xuôi đều trồng, diện tích, sản lượng đã tăng lên gấp đôi. Đây là bài học đắt giá cho bà con nông dân.

Cũng như dưa hấu, ớt là cây trồng lệ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc với khoảng 80% sản lượng và chủ yếu xuất tiểu ngạch nên giá cả luôn bấp bênh. Là cây trồng khuyến cáo không nên trồng ồ ạt, nhưng người dân vẫn làm. Việc trồng ớt tự phát với diện tích lớn, không theo quy hoạch do tâm lý thấy giá cao thì ồ ạt xuống giống, dẫn đến thua lỗ cho nông dân là đều khó tránh khỏi.

Ông Đào Minh Hường- Phó giám đốc Sở NN&PTNT khuyến cáo, bà con nông dân cần có cái nhìn đúng đắn hơn, nên chuyển sang các loại cây trồng mà đầu ra ổn định như ngô lai, đậu xanh, mì, đậu phụng... Đây là những loại cây trồng chủ động được đầu ra và giá cả tương đối ổn định, để tránh thua lỗ.


Có thể bạn quan tâm

Sau Bò, Đến Lượt Trâu Úc Vào Việt Nam Sau Bò, Đến Lượt Trâu Úc Vào Việt Nam

Tuần tới, chuyến tàu chở 600 con trâu từ Úc dự kiến sẽ khởi hành từ Darwin về Việt Nam, là chuyến tàu thí điểm đầu tiên của vùng Northern Territory (lãnh thổ Bắc Úc) xuất khẩu trâu sống sang Việt Nam. Theo tin của ABC, các doanh nghiệp Việt Nam dự định mua của Úc đến 5.000 con trâu mỗi tháng, hay 60.000 con mỗi năm - một con số khá lớn so với mức xuất khẩu chỉ tổng cộng 800 con vào năm 2013 cho các nước Brunei, Indonesia và Philippines từ vùng này. Bản tin không cho biết doanh nghiệp Việt Nam nào sẽ nhập khẩu trâu đợt này. Đây chủ yếu là loài trâu sống hoang dã nên một quan chức vùng Northern Territory đã cho rằng, đây không những là cơ hội kinh doanh cho dân dịa phương mà còn giúp Northern Territory giảm số lượng trâu sống trong hoang dã. Ông này cho biết săn bắt 60.000 con trâu mỗi năm là chuyện khó nên họ còn xuất loại trâu được chăn nuôi tại vùng này. Trước đây vùng Northern Territory và Việt Nam đã thỏa thuận những tiêu chí về sức khỏe để tiến hành xuất khẩu trâu. Trước đây trâu ít được xuất khẩu b

13/02/2014
Không Cấy Khi Nhiệt Độ Dưới 15 Độ C Không Cấy Khi Nhiệt Độ Dưới 15 Độ C

Khi thời tiết ấm lên cần tranh thủ gieo cấy trong khung thời vụ tốt nhất, xong trước ngày 25-2; có kế hoạch gieo mạ bổ sung đề phòng rét đậm, rét hại làm chết mạ và lúa.

13/02/2014
Trồng 400 Ha Sắn Dây Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao Trồng 400 Ha Sắn Dây Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Những năm gần đây, cây sắn dây đã trở thành cây trồng mang lại thu nhập khá cho nhiều hộ dân huyện Ngọc Lặc (Thanh Hoá). Đến nay, trên địa bàn huyện có khoảng 400 ha sắn dây, trong đó, tập trung ở một số xã như Ngọc Liên (hơn 80 ha), Ngọc Sơn (hơn 160 ha).

13/02/2014
Kinh Doanh Rau Sạch Nước Lên Thuyền Lên Kinh Doanh Rau Sạch Nước Lên Thuyền Lên

Chị An chia sẻ, dù biết công chăm sóc cộng tiền giống cũng gần bằng mua ở ngoài chợ, có khi đắt hơn, nhưng tự trồng để ăn thì có cảm giác an toàn hơn.

13/02/2014
Xuất Khẩu Gạo Tháng 1 Giảm So Với Năm Ngoái Xuất Khẩu Gạo Tháng 1 Giảm So Với Năm Ngoái

Trong tháng 1-2014, gạo xuất khẩu của Việt Nam được bán chủ yếu cho Philippines, nhờ vào hợp đồng chính phủ ký hồi cuối năm 2013, trong lúc nhu cầu từ các thị trường nhập khẩu như Trung Quốc, châu Phi và một số thị trường khác ở Đông Nam Á suy giảm.

13/02/2014