Heo thịt rớt giá, người chăn nuôi lao đao

Ở huyện Châu Thành (Tây Ninh) hiện có gần 10 trang trại nuôi heo quy mô lớn. Hầu hết các trang trại này đang hết sức lo âu vì giá heo quá thấp so với chi phí đầu tư.
Bà Nguyễn Thị Lượm - chủ trang trại heo ấp Bình Lương, xã Đồng Khởi, huyện Châu Thành cho biết, gia đình bà nuôi heo siêu nạc, khi xuất chuồng bán được 4 triệu đồng/tạ - giảm gần 1 triệu đồng/tạ so với thời điểm cách đây vài tháng.
Trước đây, trang trại của bà lúc nào cũng có gần 20 con heo nái, trên 200 con heo thịt, nhưng 2 tháng gần đây, heo thịt liên tục rớt giá, giá thức ăn lại tăng cao, khiến cho bà thua lỗ kéo dài, đàn heo ngày càng giảm theo. Hiện trang trại của bà chỉ còn vài con nái, 20 con heo thịt; nhiều khung chuồng bỏ trống.
Còn bà Nguyễn Thị Minh Hà - chủ trang trại heo ở ấp Chòm Dừa, xã Đồng Khởi, huyện Châu Thành thì đã ngừng nuôi heo để hạn chế nợ. Vừa rồi, gia đình bà vừa xuất chuồng lứa heo cuối cùng với hơn 100 con, bán với giá 4 triệu đồng/tạ đối với heo siêu nạc, không đủ hoàn tiền thức ăn nói chi đến tiền lời.
Mấy chục năm qua đã quá quen với cảnh trồi sụt của giá cả, bà vẫn bám nghề chăn nuôi heo, nhưng nay bà đành phải ngưng nuôi heo thịt, chỉ giữ lại 2 con heo nái làm giống, chờ khi nào giá heo nhích lên mới tăng đàn trở lại.
Đối với những hộ chăn nuôi heo nhỏ lẻ thì càng điêu đứng hơn. Bởi lẽ hầu hết đều nuôi heo tỷ lệ nạc thấp, thương lái chỉ mua ở mức giá từ 3,4 triệu đồng - 3,6 triệu đồng/tạ.
Trong khi đó giá thức ăn thì vẫn ở mức cao - gần 4 triệu đồng/tạ. Nếu bán heo thì lỗ nặng, mà giữ lại thì thêm chi phí ngày càng nặng, và càng... lỗ nặng.
Hiện nay, chỉ có những cơ sở chăn nuôi heo theo kiểu gia công là không bị ảnh hưởng nhiều đến việc giá heo thịt giảm mạnh.
Ông Lê Văn Công - chủ trang trại nuôi heo gia công cho Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam, ở ấp Năm Trại, xã Trường Đông, huyện Hoà Thành cho biết, mọi chi phí đầu tư về con giống, thức ăn và cả khâu tiêu thụ đã có Công ty lo, trang trại chỉ bỏ công chăm sóc và hưởng tiền theo trọng lượng của heo khi xuất chuồng. Còn chuyện giá cả heo thịt bao nhiêu thì người chăn nuôi không phải lo.
Thực tế đó cho thấy, người chăn nuôi nên quan tâm đến mô hình liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp để được đầu tư con giống, thức ăn và bao tiêu sản phẩm, không phải nơm nớp lo âu về chuyện giá cả.
Có thể bạn quan tâm

Năm qua, xuất khẩu tôm đạt gần 4 tỉ USD là cố gắng rất lớn của của nông dân và doanh nghiệp. Cho dù tình trạng dịch bệnh EMS dẫn đến sản lượng giảm mạnh. Tại thời điểm này, dịch bệnh này vẫn chưa khắc phục được. Người nuôi phải đối chọi tỉ lệ tôm nuôi không thành công rất cao.

Trong đó gạo cao cấp XK là 1,331 triệu tấn chiếm 21,08%, gạo cấp trung bình là 2,013 triệu tấn chiếm 31,87%, gạo cấp thấp là 732.000 tấn chiếm 11,58%, gạo thơm các loại là 1,302 triệu tấn chiếm 20,62%, nếp là 637.000 tấn chiếm 10,09%. Theo đó, hợp đồng tập trung 2 triệu tấn (chiếm 31,67%), hợp đồng thương mại 4,316 triệu tấn (chiếm 68,33%).

Theo Cục chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối, tính đến ngày 15/01/2015 toàn bộ các nhà máy đường đã vào sản xuất niên vụ 2014-2015, các nhà máy đã ép được 5.618.900 tấn mía, sản xuất được 505.950 tấn đường. So với cùng kỳ năm trước, lượng mía ép giảm 1.359.100 tấn, lượng đường giảm 97.650 tấn.

Hoa Kỳ vẫn duy trì được vị trí là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 21,82% tổng giá trị xuất khẩu của mặt hàng này. Xuất khẩu thủy sản sang thị trường này trong năm 2014 đạt 1,709 tỷ USD, tăng 17,29% so với năm 2013.

Giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 859 triệu USD, giảm 11,8%; thuỷ sản ước đạt 412 triệu USD, giảm 25,6%; lâm sản chính ước đạt 520 triệu USD, giảm 8,2% so với cùng kỳ năm trước.