Heo ở lò mổ lậu dương tính với chất cấm

Ngày 5-10, Chi cục Thú y TP.HCM cho biết đang tiến hành củng cố hồ sơ để xử phạt, đồng thời tiêu hủy toàn bộ lô heo tại lò mổ “lậu” ở Q.Gò Vấp vì kết quả xét nghiệm cho thấy dương tính với chất cấm salbutamol (chất tạo nạc, tăng trọng).
Theo Chi cục Thú y, ngày 3-10 trạm thú y Q.Gò Vấp phối hợp với cơ quan chức năng địa phương kiểm tra lò mổ heo “lậu” của ông Trần Văn Thành (36 tuổi, quê Vĩnh Phúc, ngụ Q.Gò Vấp), phát hiện đang tổ chức mổ heo trái phép.
Kiểm tra thực tế, Thú y Q.Gò Vấp xác định ngoài số lượng trên 100kg thịt heo, trong chuồng có 18 con heo đang chờ được giết mổ. Ông Thành không xuất trình được giấy phép giết mổ, giấy chứng nhận kiểm dịch, nguồn gốc của lô heo trên.
Trạm thú y Q.Gò Vấp tiến hành lập biên bản xử phạt ông Thành, đồng thời chuyển toàn bộ 18 con heo về trạm kiểm dịch Hóc Môn lấy mẫu xét nghiệm.
Kết quả trong 3 mẫu, có 1 mẫu dương tính với chất tạo nạc, tăng trọng. Hàm lượng chất cấm tồn dư khoảng 13ppb (ppb là hàm lượng chất cấm trên một mẫu, theo quy định từ 2ppb trở lên là dương tính).
Cùng ngày, Chi cục Thú y TP.HCM cho biết từ nguồn tin của quần chúng về việc nghi ngờ một số hộ chăn nuôi tại huyện Hóc Môn có dấu hiệu sử dụng chất tạo nạc, tăng trọng, chi cục đã cử đoàn kiểm tra lấy 5 mẫu tại 5 hộ chăn nuôi ở các xã Nhị Bình, Đông Thạnh, Xuân Thới Thượng...
Kết quả xét nghiệm cho thấy một mẫu dương tính với chất cấm xuất phát từ hộ chăn nuôi bà Nguyễn Thị Chấn ở xã Xuân Thới Thượng.
Có thể bạn quan tâm

Anh Đạo cho biết, mới đầu nghĩ chỉ thử làm cho vui, nào ngờ cây mướp lại đậu trái ngoài mong đợi. Để có được những quả mướp hương dài, thơm như vậy, anh đã gieo đồng thời 7 hạt mướp hương với 7 hạt mướp giống quả dài. Khi cây nảy mầm, phát triển được 15 ngày, anh Đạo cắt ngọn mướp hương ghép vào gốc mướp quả dài.

Mô hình chuyển đổi đất sản xuất 3 vụ lúa kém hiệu quả sang trồng bắp lai được triển khai tại xã Ân Phong, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định trong vụ Mùa 2014, quy mô 4,3 ha, gồm 32 hộ tham gia, sản xuất bằng giống bắp PAC 999 và CP 333. Nhà nước hỗ trợ 100% giống, 30% vật tư phân bón, tập huấn kỹ thuật...

Huyện Si Ma Cai (Lào Cai) đang triển khai trồng thêm 2 ha cây tam thất tại thôn Đội 4, xã Nàn Sán (1 ha); thôn Ngã 3, xã Mản Thẩn (1 ha) và giao cho các nhóm hộ thực hiện. Hiện nay, việc làm giàn cơ bản đã xong, giống cây cũng đã sẵn sàng để tiến hành trồng ngay trong tháng 11 này. Ước tính kinh phí đầu tư trồng 1 ha tam thất từ 700 đến 800 triệu đồng.

Mấy năm gần đây, diện tích trồng điều ở Bình Phước bị thu hẹp do một bộ phận nông dân chặt bỏ để trồng cây công nghiệp hoặc cây ăn trái có giá trị hơn. Tuy nhiên, không ít hộ vẫn giữ vườn điều và thu nhập cao bằng cách trồng xen ca cao, cây ăn trái. Hộ chị Nguyễn Thị Thanh Thủy ở thôn 12, xã Long Hà (Bù Gia Mập) đã giàu lên nhờ trồng xen ca cao vào vườn điều.

Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn Hà Nội thời gian qua vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn, điều này tạo thách thức không nhỏ đối với sự phát triển chung của ngành nông nghiệp Thủ đô.