Heo ở lò mổ lậu dương tính với chất cấm

Ngày 5-10, Chi cục Thú y TP.HCM cho biết đang tiến hành củng cố hồ sơ để xử phạt, đồng thời tiêu hủy toàn bộ lô heo tại lò mổ “lậu” ở Q.Gò Vấp vì kết quả xét nghiệm cho thấy dương tính với chất cấm salbutamol (chất tạo nạc, tăng trọng).
Theo Chi cục Thú y, ngày 3-10 trạm thú y Q.Gò Vấp phối hợp với cơ quan chức năng địa phương kiểm tra lò mổ heo “lậu” của ông Trần Văn Thành (36 tuổi, quê Vĩnh Phúc, ngụ Q.Gò Vấp), phát hiện đang tổ chức mổ heo trái phép.
Kiểm tra thực tế, Thú y Q.Gò Vấp xác định ngoài số lượng trên 100kg thịt heo, trong chuồng có 18 con heo đang chờ được giết mổ. Ông Thành không xuất trình được giấy phép giết mổ, giấy chứng nhận kiểm dịch, nguồn gốc của lô heo trên.
Trạm thú y Q.Gò Vấp tiến hành lập biên bản xử phạt ông Thành, đồng thời chuyển toàn bộ 18 con heo về trạm kiểm dịch Hóc Môn lấy mẫu xét nghiệm.
Kết quả trong 3 mẫu, có 1 mẫu dương tính với chất tạo nạc, tăng trọng. Hàm lượng chất cấm tồn dư khoảng 13ppb (ppb là hàm lượng chất cấm trên một mẫu, theo quy định từ 2ppb trở lên là dương tính).
Cùng ngày, Chi cục Thú y TP.HCM cho biết từ nguồn tin của quần chúng về việc nghi ngờ một số hộ chăn nuôi tại huyện Hóc Môn có dấu hiệu sử dụng chất tạo nạc, tăng trọng, chi cục đã cử đoàn kiểm tra lấy 5 mẫu tại 5 hộ chăn nuôi ở các xã Nhị Bình, Đông Thạnh, Xuân Thới Thượng...
Kết quả xét nghiệm cho thấy một mẫu dương tính với chất cấm xuất phát từ hộ chăn nuôi bà Nguyễn Thị Chấn ở xã Xuân Thới Thượng.
Có thể bạn quan tâm

Hiện tượng rụng trái non trên cây có múi như cam, quýt, chanh và nhiều loại cây khác là một hiện tượng tự nhiên bình thường. Ở một số loại cây như xoài, nhãn... tỉ lệ trái non bị rụng phổ biến tới trên 90%. Tuy vậy, nếu bị rụng quá nhiều sẽ làm giảm năng suất trồng trọt và cần có các biện pháp hạn chế hiện tượng này.

Ngày 28-4, Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Hà Tĩnh cho biết, thời gian gần đây, nhiều ngư dân ở huyện ven biển Lộc Hà đã mạnh dạn nghiên cứu, tìm kiếm những nguồn lợi thủy sản mới như ốc mỡ, sứa biển góp phần bù đắp sự thiếu hụt của các nguồn lợi thủy sản truyền thống, như mực, cá cơm, ruốc, cá trích…

Vừa duy trì tốt mô hình sản xuất truyền thống, vừa ứng dụng khoa học kỹ thuật trong canh tác, những nông dân thứ thiệt đã trở thành triệu phú nhờ trồng rau.

Toàn huyện Lai Vung có khoảng 8ha diện tích trồng ớt. Vụ thu đông này ớt trúng mùa, năng suất đạt khoảng 15 tấn/ha; tuy nhiên cách nay 1 tháng, giá ớt đã giảm mạnh, ớt sừng trâu, trái to có giá từ 30 - 32 ngàn đồng/kg, nay chỉ còn 10 ngàn đồng/kg.

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản (VASEP) cho biết đầu tháng 8-2013 sẽ phối hợp với một số tổ chức, đơn vị trong và ngoài nước bắt đầu tổ chức khởi động triển khai dự án “Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam” với tổng kinh phí khoảng 2,37 triệu euro (tương đương hơn 64 tỉ đồng).