Heo Hơi Tăng Giá, Thịt Heo Nhích Nhẹ

Giá heo hơi những ngày qua đã liên tục tăng, đạt mức 50.000 đồng/kg. Giá bán lẻ trên thị trường cũng biến động nhưng diễn biến ở các khu vực và kênh tiêu thụ lại khác nhau.
Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, anh Hùng, một thương lái thu mua heo tại Tiền Giang cho biết, giá heo hơi trên thị trường hiện đã đạt mức 50.000 đồng/kg. Đây là mức cao nhất trong vòng nhiều tháng nay.
Nguyên nhân khiến giá heo hơi tăng liên tục tăng trong những ngày qua, theo anh Hùng là tổng hợp của nhiều yếu tố như nguồn cung giảm do người nuôi “găm hàng” chờ tết, thương lái Trung Quốc tăng cường thu mua…
Ông Phan Văn Dũng, phụ trách thị trường của Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan) cũng cho biết, hiện công ty đang phải mua heo hơi với giá 49.000 đồng/kg. Mức giá này đã tăng 5.000 đồng/kg so với cách đây chừng một tháng.
Giá heo hơi tăng khiến giá bán lẻ trên thị trường cũng biến động. Tuy nhiên, diễn biến ở các khu vực và kênh tiêu thụ khá khác nhau.
Trong đó, tại các chợ lẻ, theo ghi nhận của Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, giá bán lẻ tăng 2.000 – 5.000 đồng/kg tùy loại. Chẳng hạn, sườn non từ 120.000 đồng/kg lên mức 125.000 đồng/kg; thịt nạc dăm lên 95.000 đồng/kg (tăng 5.000 đồng); chân giò từ 80.000 đồng lên 82.000 đồng/kg…
Ngược lại, tại các siêu thị, cửa hàng thực phẩm tiện lợi, giá bán lại đang ổn định, tương đương giá cách đây khá lâu. Ví dụ, ba rọi mức 84.000 đồng/kg; nạc dăm 90.000 đồng/kg…
Ông Dũng cho hay, giá bán thịt heo tại các siêu thị, cửa hàng thực phẩm tiện lợi có sản phẩm của Vissan sẽ tiếp tục ổn định từ nay đến sau Tết Nguyên đán.
Nguyên nhân là do Vissan đã cam kết không tăng giá bán lẻ dù giá đầu vào biến động trong thời gian trước, trong và sau tết. Vissan là một trong các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường của TPHCM.
Có thể bạn quan tâm

Thị trường nông sản đang nóng dần lên khi hàng loạt trái cây đang chín rộ. Điểm đáng mừng là sức tiêu thụ mạnh và giá ổn định hơn so với cùng kỳ, mặc dù giá đã có chiều hướng giảm.

Khoai môn là cây trồng truyền thống của người dân một số ấp thuộc xã Đại An, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, những năm gần đây, do điều kiện thuận lợi về đất đai, thổ nhưỡng, cây môn trở thành cây màu chủ lực của xã Đại An, tạo nguồn thu ổn định cho người dân. Tuy nhiên, do thiếu điện phục vụ tưới tiêu nên diện tích khoai môn của xã Đại An khó có thể tăng thêm trong thời gian tới.

Gia đình anh Lê Băn Bực ở ấp Long Phú, xã Hòa Long, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp chuyên làm nghề trồng nấm rơm. Mỗi năm sản xuất ít nhất 5 vụ nấm, nhưng từ tháng 10/2014 đến nay, anh đã tạm dừng công việc trồng nấm rơm để chuyển sang trồng dưa hấu với lý do nấm rơm thường bị mất mùa dẫn đến thua lỗ.
Năm 2015, toàn huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) xuống giống được 59ha gừng, tập trung nhiều ở các xã Phương Bình, Hòa An, Kinh Cùng và Hiệp Hưng… đến nay đã thu hoạch khoảng 4,5ha. Sau khoảng thời gian dài giá gừng đứng ở mức cao trung bình từ 40.000 - 45.000 đồng/kg thì đến nay giá gừng chỉ còn 25.000 đồng/kg, giảm khoảng 20.000 đồng/kg.

Nhiều năm nay, rau củ an toàn là một vấn đề được rất nhiều người tiêu dùng cũng như các ngành, các cấp đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, hiện diện tích trồng rau an toàn trên địa bàn tỉnh Phú Yên còn rất hạn chế; người trồng rau chưa thực sự mặn mà đầu tư cho sản phẩm này.