Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Heo Dự Án Chết Hàng Loạt

Heo Dự Án Chết Hàng Loạt
Ngày đăng: 10/09/2012

1 năm qua, nếu nuôi heo thường cũng được 3 lứa, tính trung bình mỗi lứa 5 con, thì lợi nhuận ít nhất cũng trên 10 triệu đồng. Trong khi đó nuôi heo ky của dự án đã tốn tiền nuôi mà chẳng thấy lợi nhuận đâu...
Từ nguồn vốn 30a, tháng 8.2011, UBND huyện Tây Trà (Quảng Nam) giao cho Trạm Khuyến nông huyện triển khai mô hình nuôi heo ky (heo rừng lai) ở 2 xã Trà Lãnh (50 con/5 dãy chuồng) và Trà Thọ (50 con/5 dãy chuồng), với tổng số vốn đầu tư trên 1,3 tỷ đồng. Trong đó tiền xây dựng chuồng trại 690 triệu đồng, tiền mua 100 con heo ky giống là 540 triệu đồng, còn lại là kinh phí tập huấn, mua thức ăn hỗ trợ...

Đến cuối năm 2011, khi hoàn tất nơi nhốt và thả con giống, Trạm Khuyến nông huyện bàn giao lại cho UBND xã theo dõi, quản lý. Ban đầu mỗi dãy chuồng (5 ô/dãy) nhốt 10 con (2 con/ô) và giao cho 10 hộ nuôi chung. “Thế nhưng sau đó 90 hộ bỏ cuộc nên mỗi dãy chỉ còn 1 hộ nuôi” - ông Bùi Dương Khôi - Trưởng trạm Khuyến nông Tây Trà cho biết.
Ông Hồ Văn Giới (thôn Trà Dinh, xã Trà Lãnh) cũng cho biết, 1 năm trước ông được cấp nuôi 10 con heo ky giống, ông than thở: “Dù đã chăm sóc rất kỹ và tốn gần 13 triệu đồng để mua cám cho ăn, thế nhưng heo cứ chết dần. Đến nay chỉ còn lại 4 con, nặng 50-60kg/con và 2 con heo nhỏ vừa đẻ được hơn 1 tháng. Tôi sợ số còn lại sẽ tiếp tục chết nên muốn bán để lấy lại chút ít tiền thức ăn đã bỏ ra, nhưng ngại cán bộ không cho. Giờ không biết phải làm sao với số heo này”.

Theo ông Giới, 1 năm qua, nếu nuôi heo thường cũng được 3 lứa. Tính trung bình mỗi lứa 5 con, thì lợi nhuận ít nhất cũng trên 10 triệu đồng. Trong khi đó nuôi heo ky của dự án đã tốn tiền nuôi mà chẳng thấy lợi nhuận đâu. Nhiều hộ còn heo ky đã bỏ mặc không chăm sóc để gầy trơ xương. Các ông Hồ Văn Chuẩn, Hồ Văn Thanh sau hơn 4 tháng tham gia dự án, toàn bộ 20 con heo của họ chết sạch, 2 dãy chuồng trại bỏ cỏ dại phủ kín.
Theo UBND 2 xã trên, hiện tại số heo dự án còn lại chưa đầy 30 con. Nguyên nhân heo chết do người dân không quen nuôi theo kiểu nhốt chuồng như thế. Một số khác dù đã được cán bộ trạm tập huấn, hướng dẫn nhưng chăm sóc kém, vệ sinh chuồng trại không đảm bảo dẫn đến heo chết nhiều.

“Hiện với số heo còn sống, Trạm Khuyến nông cũng không biết phải đề xuất với huyện xử lý ra sao” - ông Khôi bày tỏ. Sự lúng túng này hoàn toàn dễ hiểu. Bởi lẽ nếu đem bán thì số chuồng trại đã xây trị giá gần 700 triệu đồng không biết sẽ sử dụng để làm gì. Nhưng nếu tiếp tục duy trì thì với cách nuôi trên, số heo còn lại khó mà tồn tại.

Có thể bạn quan tâm

Bảo Vệ Tài Nguyên Biển Để Phát Triển Thủy Sản Bảo Vệ Tài Nguyên Biển Để Phát Triển Thủy Sản

Theo TS. Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội, cũng là một người gắn bó lâu năm với ngành Thủy sản, để phát triển thủy sản, không chỉ là những chính sách hỗ trợ đánh bắt ngoài khơi, ngành Thủy sản còn cần xây dựng một cơ chế hỗ trợ trên bờ.

30/07/2014
Hiệu Quả Bước Đầu Từ Cây Mắc Ca Ở Thạch Thành Hiệu Quả Bước Đầu Từ Cây Mắc Ca Ở Thạch Thành

Ông Phạm Hữu Tú, thôn Đồng Luật, xã Thành Mỹ được biết đến là một trong những người tiên phong trồng cây mắc ca ở các tỉnh phía Bắc. Ông cho biết: Năm 1998, gia đình ông nhận khoán 20 ha rừng phòng hộ và rừng sản xuất của Ban Quản lý rừng phòng hộ Thạch Thành.

30/07/2014
Trứng Gà Tân An Vẫn Loay Hoay Tìm Kiếm Thị Trường Trứng Gà Tân An Vẫn Loay Hoay Tìm Kiếm Thị Trường

Trứng gà Tân An (Quảng Ninh) là một trong số những nông sản được tỉnh lựa chọn để xây dựng thương hiệu. Đây là cơ hội nâng cao uy tín sản phẩm; tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, việc được chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu vẫn chưa giúp gì nhiều cho trứng gà Tân An mở rộng hơn thị trường tiêu thụ...

08/04/2014
Triển Vọng Cây Cao Su Trên Vùng Đất Lang Chánh Triển Vọng Cây Cao Su Trên Vùng Đất Lang Chánh

Ông Phạm Hùng Sanh, thôn Xuốm, xã Đồng Lương, cho biết: Sau khi được chính quyền địa phương tuyên truyền, qua tìm hiểu thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng được sự hỗ trợ kinh phí, tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây cao su, gia đình tôi quyết định chuyển đổi một số diện tích vườn tạp và cây trồng kém hiệu quả sang trồng mới 1,5 ha cao su.

30/07/2014
Ông Nông Dân Ông Nông Dân "Chịu Chơi"

Ông Nguyễn Văn Chiểu, xã Gia Tân 2 (huyện Thống Nhất - Đồng Nai) nổi tiếng là người đi tiên phong sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi với quy mô lớn tại Đồng Nai. Hiện trang trại của ông đang có 500 heo nái, 3 ngàn heo thịt và đang đầu tư mở rộng trại, tăng đàn thêm 1 ngàn heo thịt.

08/04/2014