Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Heo Dự Án Chết Hàng Loạt

Heo Dự Án Chết Hàng Loạt
Ngày đăng: 10/09/2012

1 năm qua, nếu nuôi heo thường cũng được 3 lứa, tính trung bình mỗi lứa 5 con, thì lợi nhuận ít nhất cũng trên 10 triệu đồng. Trong khi đó nuôi heo ky của dự án đã tốn tiền nuôi mà chẳng thấy lợi nhuận đâu...
Từ nguồn vốn 30a, tháng 8.2011, UBND huyện Tây Trà (Quảng Nam) giao cho Trạm Khuyến nông huyện triển khai mô hình nuôi heo ky (heo rừng lai) ở 2 xã Trà Lãnh (50 con/5 dãy chuồng) và Trà Thọ (50 con/5 dãy chuồng), với tổng số vốn đầu tư trên 1,3 tỷ đồng. Trong đó tiền xây dựng chuồng trại 690 triệu đồng, tiền mua 100 con heo ky giống là 540 triệu đồng, còn lại là kinh phí tập huấn, mua thức ăn hỗ trợ...

Đến cuối năm 2011, khi hoàn tất nơi nhốt và thả con giống, Trạm Khuyến nông huyện bàn giao lại cho UBND xã theo dõi, quản lý. Ban đầu mỗi dãy chuồng (5 ô/dãy) nhốt 10 con (2 con/ô) và giao cho 10 hộ nuôi chung. “Thế nhưng sau đó 90 hộ bỏ cuộc nên mỗi dãy chỉ còn 1 hộ nuôi” - ông Bùi Dương Khôi - Trưởng trạm Khuyến nông Tây Trà cho biết.
Ông Hồ Văn Giới (thôn Trà Dinh, xã Trà Lãnh) cũng cho biết, 1 năm trước ông được cấp nuôi 10 con heo ky giống, ông than thở: “Dù đã chăm sóc rất kỹ và tốn gần 13 triệu đồng để mua cám cho ăn, thế nhưng heo cứ chết dần. Đến nay chỉ còn lại 4 con, nặng 50-60kg/con và 2 con heo nhỏ vừa đẻ được hơn 1 tháng. Tôi sợ số còn lại sẽ tiếp tục chết nên muốn bán để lấy lại chút ít tiền thức ăn đã bỏ ra, nhưng ngại cán bộ không cho. Giờ không biết phải làm sao với số heo này”.

Theo ông Giới, 1 năm qua, nếu nuôi heo thường cũng được 3 lứa. Tính trung bình mỗi lứa 5 con, thì lợi nhuận ít nhất cũng trên 10 triệu đồng. Trong khi đó nuôi heo ky của dự án đã tốn tiền nuôi mà chẳng thấy lợi nhuận đâu. Nhiều hộ còn heo ky đã bỏ mặc không chăm sóc để gầy trơ xương. Các ông Hồ Văn Chuẩn, Hồ Văn Thanh sau hơn 4 tháng tham gia dự án, toàn bộ 20 con heo của họ chết sạch, 2 dãy chuồng trại bỏ cỏ dại phủ kín.
Theo UBND 2 xã trên, hiện tại số heo dự án còn lại chưa đầy 30 con. Nguyên nhân heo chết do người dân không quen nuôi theo kiểu nhốt chuồng như thế. Một số khác dù đã được cán bộ trạm tập huấn, hướng dẫn nhưng chăm sóc kém, vệ sinh chuồng trại không đảm bảo dẫn đến heo chết nhiều.

“Hiện với số heo còn sống, Trạm Khuyến nông cũng không biết phải đề xuất với huyện xử lý ra sao” - ông Khôi bày tỏ. Sự lúng túng này hoàn toàn dễ hiểu. Bởi lẽ nếu đem bán thì số chuồng trại đã xây trị giá gần 700 triệu đồng không biết sẽ sử dụng để làm gì. Nhưng nếu tiếp tục duy trì thì với cách nuôi trên, số heo còn lại khó mà tồn tại.

Có thể bạn quan tâm

Loại Thuốc Làm Chín Trái Vẫn Được Phép Sử Dụng Loại Thuốc Làm Chín Trái Vẫn Được Phép Sử Dụng

Trước vụ thu hoạch sầu riêng năm nay bà con ở Khánh Sơn (Khánh Hòa) lại phập phồng lo lắng. Thông tin sử dụng thuốc làm chín trái trong vụ thu hoạch năm ngoái đã khiến người trồng lao đao vì giá bán xuống thấp, nguy cơ thương hiệu sầu riêng Khánh Sơn bị mất dần.

17/07/2014
Giảm Dần Lúa “Ngoại”, Tăng Lúa “Nội” Giảm Dần Lúa “Ngoại”, Tăng Lúa “Nội”

Ông Phạm Đồng Quảng cũng khẳng định: “Xu hướng chung hiện nay là tỷ lệ lúa lai đang giảm dần, mặc dù đây là giống cho năng suất cao và dễ trồng, có khả năng chống chịu bệnh, phù hợp thời tiết, khí hậu nhưng giá trị không cao bằng các giống lúa thuần. Bà con đang chuyển dần sang trồng các giống lúa Bắc Thơm 7, BC 15, nếp thơm…”.

05/12/2014
Bước Đột Phá Trong Cải Tạo Giống, Phát Triển Đàn Trâu Của Huyện Vị Xuyên Bước Đột Phá Trong Cải Tạo Giống, Phát Triển Đàn Trâu Của Huyện Vị Xuyên

Với mục đích quy hoạch vùng chăn nuôi trâu tập trung theo hướng hàng hoá, chú trọng phát triển con giống và tăng nhanh số lượng tổng đàn, trong giai đoạn từ tháng 5.2013 đến hết năm 2015, huyện Vị Xuyên chủ trương thực hiện cải tạo, phát triển đàn trâu tại xã Trung Thành. Đến nay, bước đầu đã mang lại những kết quả khả quan cho người chăn nuôi trâu trên địa bàn xã.

17/07/2014
Thu Nhập Cao Từ Mô Hình Nuôi Chồn Thu Nhập Cao Từ Mô Hình Nuôi Chồn

Anh Nhi cho biết: “Sau khi đi tham quan tận mắt mô hình của người dân trong huyện và thấy được hiệu quả của loài vật nuôi này nên tôi quyết định mua về 6 con chồn bố mẹ, với nguồn vốn ban đầu gần 20 triệu đồng. Thời điểm đó, mỗi ký chồn bố mẹ có giá 950.000 đồng”.

05/12/2014
Nông Dân Đắk R’tíh Sản Xuất Theo Hướng Đa Cây, Đa Con Nông Dân Đắk R’tíh Sản Xuất Theo Hướng Đa Cây, Đa Con

Điển hình như trang trại của gia đình ông Nông Văn Phùng ở thôn Doãn Văn gồm hơn 10 ha với đủ loại cây trồng đang đem lại hiệu quả kinh tế khá cao. Theo như lời ông kể thì trước đây toàn bộ diện tích này, gia đình ông chỉ trồng cà phê, điều, cao su, nhưng năng suất còn thấp.

17/07/2014