Hà Nội thúc đẩy hỗ trợ nông dân Sóc Trăng tiêu thụ hành tím

Tính đến ngày 17-4, tình hình tiêu thụ hành tím rất chậm do doanh nghiệp hàng năm thu mua để xuất khẩu sang Indonesia năm nay không thu mua nữa, hành tím tiêu thụ tại nội địa rất ít, giá hành tím thu mua tại ruộng có 3 loại: loại 1 có giá 9.000-10.000 đồng/kg, đưa ra đến Hà Nội giá 9.000-10.000 đồng/kg; loại 2 có giá 6.000-8.000 đồng/kg, đưa ra đến Hà Nội có giá 9.000-10.000 đồng/kg; loại 3 có giá 3.000-4.000 đồng/kg, loại này chủ yếu đưa vào các nhà máy sản xuất mỳ.
Ngay sau khi Sở Công thương Hà Nội có văn bản gửi Sở Công thương các tỉnh, các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị và ban quản lý các chợ về việc hỗ trợ người nông dân tiêu thụ dưa hấu, hành tím. Đến nay, đã có 3 doanh nghiệp tham gia mua hành tím, bán không lãi suất hỗ trợ nông dân, vận chuyển ra Hà Nội, trong đó, Công ty CP siêu thị Vinmart mua 28 tấn, Công ty CP Nhất Nam mua 4 tấn, Công ty TNHH Sài Gòn Co.op Hà Nội 1 tấn.
Dự kiến, giá bán hành tím tại Hà Nội từ 11.000-13.000 đồng/kg. Ngay khi 28 tấn hành tím đợt 1 được tập hợp để chuyển ra Hà Nội, giá bán hành tím tại Sóc Trăng đã tăng lên mức 8.900 đồng/kg.
Sở Công thương Hà Nội sẽ phối hợp với Sở Công thương Sóc Trăng đưa ra chính thống để khi bán mặt hàng hành tím cho người dân phải có giá hợp lý đối với từng loại hành 1, 2, 3. Bên cạnh đó, để tăng lượng hàng đưa ra Hà Nội hỗ trợ nông dân Sóc Trăng, Sở Công thương Hà Nội đề nghị Bộ Công thương, Bộ Giao thông vận tải có chính sách hỗ trợ vận chuyển cho các doanh nghiệp thực hiện chương trình bán hành tím không lợi nhuận hỗ trợ người nông dân Sóc Trăng.
Mặt khác, Sở Công thương các tỉnh, thành phố cần phối hợp chặt chẽ trong việc tiêu thụ các sản phẩm nông sản của các tỉnh, thành phố trên cả nước, đặc biệt vào thời điểm trước và trong vụ thu hoạch nông sản của nông dân; chủ động cung cấp thông tin về hàng hóa nông sản trên địa bàn và thông tin về các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân sản xuất, kinh doanh gửi Sở Công thương các tỉnh để phối hợp hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Cá tra được xem là ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh và vị thế sản phẩm cá tra Việt Nam trên thị trường thế giới được quan tâm đặc biệt trong những năm gần đây. Với Nghị định số 36/2014/NĐ-CP ngày 29-4-2014 của Chính phủ Về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra (Nghị định 36), cá tra nguyên liệu phục vụ chế biến phải được nuôi từ cơ sở nuôi cá tra thương phẩm đáp ứng theo các điều kiện quy định.

Nhóm nghiên cứu Đặng Quốc Cường, Công ty cổ phần BVTV Delta, Cần Thơ; Trương Thị Nga, khoa môi trường và tài nguyên thiên nhiên, Trường đại học Cần Thơ và Trần Thị Diễm Phúc, Công ty xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Cần Thơ đã nghiên cứu “Hiệu quả sử dụng đất ngập nước trồng lúa để xử lý nước ô nhiễm của ao ươm cá tra”, với mục đích tận dụng lại nguồn dưỡng chất có trong nước thải ao ươm cá tra giống cung cấp cho quá trình phát triển của cây lúa, góp phần hạn chế ô nhiễm nước mặt từ quá trình ươm cá tra giống.

Thực hiện Đề án hỗ trợ phát triển trang trại thủy sản thâm canh cao giai đoạn 2011 - 2015 của tỉnh Bắc Giang, Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT) đang chuẩn bị các điều kiện để xây dựng 3 mô hình nuôi cá thâm canh cao tại 3 huyện: Lạng Giang, Yên Dũng, Hiệp Hòa.

Không khuất phục trước khó khăn, bằng sức trẻ, sự siêng năng cần cù cộng với lợi thế đất đai của gia đình, chị Nguyễn Thị Duyên, 34 tuổi, ở xã Cát Minh – huyện Phù Cát – tỉnh Bình Định đã chịu khó tìm tòi, học hỏi và đã áp dụng thành công mô hình nuôi cá và ba ba, tạo thu nhập đáng kể cho gia đình, được nhiều người mến phục.

Với diện tích thả nuôi năm 2014 gần 603 ha, huyện Tam Nông được xem là “thủ phủ” tôm càng xanh (TCX) tại Đồng Tháp.