Hầu hết giống mắc ca được bày bán đều không rõ nguồn gốc

Cụ thể như tại cơ sở giống Hoàng Việt tại bon PaiKol Pruđăng, xã Đắk Nia (Gia Nghĩa) đang bán giống mắc ca thực sinh.
Theo chủ vườn ươm này thì nguồn giống được lấy từ một địa chỉ uy tín ở TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk).
Những năm trước, mỗi năm cơ sở bán khoảng 2.000 đến 3.000 cây nhưng năm nay chỉ mua về 500 cây.
Sức mua kém nên đến cuối mùa vụ trồng vẫn còn trên 100 cây.
Giá mỗi cây dao động ở mức 20.000 đồng.
Chủ cơ sở khẳng định chất lượng nguồn giống có đảm bảo và những hộ dân trong xã đã mua trước đây đến nay cây vẫn phát triển tốt, có hộ đã có quả bói.
Dù khẳng định là như vậy nhưng chủ cơ sở này không hề xuất trình được một loại giấy tờ nào chứng minh được nguồn gốc giống cũng như chất lượng của nó khi cơ quan chức năng kiểm tra.
Giống mắc ca thực sinh tại cơ sở kinh doanh Hoàng Việt ở xã Đắk Nia (Gia Nghĩa) không có nguồn gốc rõ ràng
Hay như tại cơ sở gieo ươm giống cây trồng Song Hoa ở xã Đắk N’drung (Đắk Song), tại thời điểm kiểm tra cũng đang kinh doanh 2.000 cây giống mắc ca thực sinh.
Điều đáng nói là cơ sở này cũng không có giấy tờ chứng minh được nguồn gốc rõ ràng về cây giống.
Không nói đâu xa, ngay tại Văn phòng giao dịch giống cây trồng EAKMAT đóng tại phường Nghĩa Tân (Gia Nghĩa), nơi đang kinh doanh giống cây mắc ca cũng không có giấy phép kinh doanh và không có hồ sơ về nguồn gốc giống.
Theo Sở Nông nghiệp - PTNT thì hiện nay, qua thống kê sơ bộ, toàn tỉnh có 9 cơ sở kinh doanh cây giống mắc ca.
Trong đó, 1 đơn vị là Công ty Cổ phần Mắc ca Nữ Hoàng (Tuy Đức) gieo ươm để phục vụ cho việc sản xuất của mình; 2 cơ sở vừa gieo ươm vừa kinh doanh và 6 cơ sở chỉ kinh doanh nhưng hiện 3 điểm không còn hoạt động.
Điều đáng nói, trong số các cơ sở trên thì có 6/9 cơ sở chưa được cơ quan chức năng cấp giấy phép đăng ký kinh doanh.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã hết mùa vụ trồng rừng, trồng cây mắc ca nên số lượng cây giống tập kết tại các cơ sở không nhiều, khoảng 247.000 cây, tập trung chủ yếu ở địa bàn huyện Tuy Đức.
Về nguồn gốc, chất lượng giống thì qua đợt kiểm tra, chỉ có 1/9 cơ sở cung cấp cho đoàn kiểm tra đầy đủ các hồ sơ, thủ tục liên quan.
Các cơ sở còn lại đều không có hồ sơ chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ hợp pháp của chủng loại cây giống.
Trong khi đó, đây là loại cây trồng khá mới với nhiều dòng khác nhau, mức độ thích nghi, kháng bệnh và cho quả cũng khác nhau nên cần phải có sự khảo nghiệm nghiêm túc, chặt chẽ và khoa học.
Vì vậy, việc người dân mua cây giống không rõ dòng, nguồn gốc sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro về sâu bệnh, mức độ sinh trưởng và khả năng ra hoa, đậu quả.
Trước thực tế này, đoàn kiểm tra đã kiến nghị cơ quan chức năng khuyến cáo các cơ sở cung cấp giống nên gieo ươm, kinh doanh các dòng mắc ca đã qua trồng khảo nghiệm tại địa phương và được đánh giá có năng suất, chất lượng cao.
Bên cạnh đó, đối với 4 cơ sở gieo ươm, kinh doanh giống mắc ca đang hoạt động mà không đảm bảo điều kiện chất lượng theo quy định, đoàn kiểm tra đã đề nghị UBND các huyện, thị xã đình chỉ hoạt động và xem xét thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nếu có, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm.
Có thể bạn quan tâm

Sở NN&PTNT vừa phối hợp với tổ chức Hòa bình và phát triển Tây Ban Nha mở lớp tập huấn kỹ thuật trồng cói nguyên liệu cho 40 hộ dân trên địa bàn xã Duy Phước (Duy Xuyên).

Sau gần 2 tháng xin ý kiến, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 111/2014/TT-BTC sửa đổi mức thuế suất thuế xuất khẩu mặt hàng cao su thuộc nhóm 40.01, 40.02, 40.05 quy định tại Biểu thuế xuất khẩu ban hành kèm theo Thông tư số 164/2013/TT-BTC xuống 0%.

Nhờ đó, tính đến ngày 20-8, toàn tỉnh đã trồng mới được 8.901,3 ha/10.860 ha, đạt 82% kế hoạch; trong đó, rừng trồng từ dự án WB3 là 1.975,1 ha, dự án Jica2 là 428,8 ha, từ kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng là 5.770,4 ha, doanh nghiệp và dân tự trồng là 727 ha.

Ước tính mỗi hộ thiệt hại từ 200 - 300 triệu đồng đợt này. Người nuôi cá nghi vấn nguồn nước bị ô nhiễm khi từ trưa 24.8 nước trong vịnh nổi váng đỏ đặc và bốc mùi hôi, cá bắt đầu nổi lên đớp bóng, một số hộ kéo bè ra xa gần vịnh Đà Nẵng thì tình trạng cá chết có đỡ hơn.

Ngày 25.8 Sở NN-PTNT TP.Đà Nẵng cho hay đã có 150 hồ sơ đăng ký vay vốn theo Nghị định 67 của Chính phủ có hiệu lực từ 25.8, trong đó có khoảng 50% hồ sơ đóng tàu thép chủ yếu của doanh nghiệp.