Hậu Giang Trao Giấy Chứng Nhận Nhãn Hiệu Quýt Đường Long Trị

Cuối tuần qua, tại huyện Long Mỹ, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức trao giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Quýt đường Long Trị” cho Hợp tác xã (HTX) Quýt đường Long Trị (ấp 8, xã Long Trị, huyện Long Mỹ - Hậu Giang).
Theo ông Lê Văn Đời, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), sau một thời gian nỗ lực và đăng ký bảo hộ, đến ngày 13-1-2014, Cục Sở hữu trí tuệ đã ký Quyết định số 2375/QĐ-SHTT cho thương hiệu quýt đường Long Trị. Đây được xem là tín hiệu đáng mừng cho tỉnh Hậu Giang. Tuy nhiên, để thương hiệu thực sự được nhiều người biết đến thì phải được khẳng định uy tín trên thị trường.
Do vậy, HTX quýt đường Long Trị cần học hỏi thêm về kỹ thuật trồng cùng với việc đẩy mạnh quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng. Trên cơ sở đó, Sở NN&PTNT sẽ cho xây dựng nhiều mô hình, đề án với mục tiêu phát triển vùng nguyên liệu lâu dài.
Ông Nguyễn Văn Út, Chủ nhiệm HTX quýt đường Long Trị cho biết, tính đến nay, HTX đang quản lý 104/199ha quýt đường trên toàn xã với 21 thành viên. Sắp tới, HTX sẽ xin mở rộng diện tích và số lượng thành viên. Tuy nhiên, đơn vị cũng cần các ngành chức năng cùng địa phương hỗ trợ về kỹ thuật cũng như đầu tư hệ thống đê bao khép kín, xây trạm bơm điện phục vụ tưới tiêu,…
Có thể bạn quan tâm

Ngày 22 tháng 5 năm 2013, ông Nguyễn Văn Phong, phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh ký ban hành công văn số 1717/UBND-NN về việc đề nghị hỗ trợ hóa chất xử lý mầm bệnh, xử lý môi trường vùng nuôi tôm nước lợ tỉnh của tỉnh. Theo nội dung công văn: hiện tượng tôm chết có dấu hiệu lây lan, phải được khống chế kịp thời, nhưng lượng Chlorine của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp cho tỉnh trong năm 2012 đến nay đã sử dụng hết.

Sáng ngày 25/7, tại Hậu Giang, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất mía đường niên vụ 2012 – 2013.

Hiện nay, các địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long đang xúc tiến xây dựng các cánh đồng mẫu lớn nhằm hướng tới nền sản xuất nông nghiệp hiện đại.

Hàng triệu hộ chăn nuôi trong cả nước đang đối mặt với muôn vàn khó khăn khi heo, gà, vịt, cá tra… rớt giá thê thảm, cộng với dịch bệnh hoành hành trên diện rộng khiến người nuôi thua lỗ. Giá gà công nghiệp trong tháng 5-2013, rớt xuống mức thấp kỷ lục 13.000 - 15.000 đồng/kg, chưa bằng 50% chi phí giá thành sản xuất; gà tam hoàng từ 38.000 đồng/kg vào tháng trước, nay giảm còn 30.000 đồng/kg; trong khi giá heo cũng giảm còn 3,5 - 3,6 triệu đồng/tạ, thấp hơn giá thành nuôi là 4 - 4,1 triệu đồng/tạ… Giá rẻ đã đành, song người chăn nuôi muốn bán sản phẩm dù chấp nhận lỗ cũng rất khó.

Từ sau cơn biến động rớt giá trong những năm 2005, 2006 làm các trang trại và người chăn nuôi lao đao, thì hiện nay dê, cừu đã dần lấy lại vị thế với tổng đàn ngày càng tăng.