Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hậu Giang Tìm Lại Vị Thế Cho Cá Rô Đồng Đầu Vuông

Hậu Giang Tìm Lại Vị Thế Cho Cá Rô Đồng Đầu Vuông
Ngày đăng: 18/12/2014

Kết quả nghiên cứu thành công của đề tài “Bảo tồn nguồn gien cá rô đồng đầu vuông ở tỉnh Hậu Giang” của tiến sĩ Dương Thúy Yên, Trường Đại học Cần Thơ đã tạo cơ sở để tỉnh tiếp tục duy trì được thế mạnh nông nghiệp trong thời gian tới.

Ông Lê Xuân Tý, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, cho biết: Bảo tồn nguồn gien cá rô đồng đầu vuông Hậu Giang là vấn đề cấp thiết bởi cá rô đồng Hậu Giang đã được tỉnh chọn là một loại nông sản chủ lực. Chính vì vậy, tỉnh đã đặt hàng với các nhà khoa học nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu duy trì được nguồn gien chất lượng, quý hiếm, đặc trưng của tỉnh nhà.

Giai đoạn từ năm 2009 - 2010, con cá rô đồng đầu vuông Hậu Giang được xem là loại nông sản giá trị kinh tế bởi nó mang đặc tính tốt với những ưu điểm về khả năng tăng trưởng nhanh, tiêu thụ thức ăn mạnh, dễ sinh sản, mau lớn…

Tuy nhiên, do giá cả thị trường biến động, đầu mối tiêu thụ chưa rộng đã khiến cho sản lượng cũng như diện tích nuôi loài cá này bị sụt giảm. Chính vì vậy, người nuôi chán nản nên nguồn cá bố mẹ được lưu giữ trong dân còn khá ít ỏi. Hơn nữa, người sản xuất tự lai tạo và chọn lọc không có định hướng đã dẫn đến sự suy thoái của các dòng cá và mất dần nguồn gien gốc ban đầu.

Qua hai năm nghiên cứu, tiến sĩ Dương Thúy Yên đã thực hiện các nội dung là: Khảo sát hiện trạng nguồn cá rô đầu vuông ở 60 hộ nuôi và sản xuất giống trong tỉnh; qua đây, thu thập số liệu nguồn cá bố mẹ ban đầu từ các cơ sở nuôi cá để tiến hành nghiên cứu hiện trạng chất lượng di truyền của đàn cá; nhân nuôi bảo tồn đàn cá trong điều kiện ao nuôi một cách có chọn lọc. Song song đó, chủ nhiệm nghiên cứu cả khả năng bảo tồn nguồn gien của cá rô đồng đầu vuông trong điều kiện tự nhiên.

Qua nghiên cứu, chủ nhiệm đã nhận thấy các hộ nuôi có kinh nghiệm sản xuất giống nhưng với quy mô nhỏ lẻ với đàn cá bố mẹ dưới 100kg và cách quản lý đàn cá chưa hợp lý.

Có gần 89% số hộ chỉ tuyển lại cá bố mẹ từ chính ao nuôi thịt, cá hậu bị, cá sinh sản thả chung với cá chưa sinh sản, thời gian sử dụng cá sinh sản ngắn (1 - 2 năm), cá bố mẹ sau khi sinh bị loại ra môi trường thải ra tự nhiên... đã gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng di truyền lâu dài về sau của đàn cá. Tần số đa dạng di truyền trong hộ dân nuôi thịt cũng rất thấp do số lượng cá bố mẹ ít và được chọn từ đàn cá thịt chứ không phải cá giống làm tăng khả năng lai cận huyết và mất gien.

Từ đó, chủ nhiệm Dương Thúy Yên đã tiến hành nhân nuôi đàn cá trong điều kiện ao nuôi có chọn lọc. Bằng cách bố trí thí nghiệm 4 nghiệm thức với nhiều lần lập lại.

Qua một thời gian nuôi, chất lượng đàn cá thế hệ G1 (được tạo ra bằng phương pháp sinh sản luân chuyển từ các nguồn cá bố mẹ đầu vuông khác nhau kết hợp với phương pháp chọn lọc) được đánh giá là tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở đều đạt cao, hệ số di truyền cao với 95% duy trì được nguồn gien quý hiếm và duy trì được qua 50 thế hệ.

Tuy nhiên, cá rô đầu vuông là loại cá đồng có thể lai tạo với cá rô thường nên không thể bảo tồn trong điều kiện nuôi tự nhiên. “Cá rô đồng đầu vuông chỉ có thể bảo tồn tốt chất lượng gien chỉ khi ở trong điều kiện nuôi và số lượng đàn cá phải lớn và khi cho sinh sản, số lượng đàn cá hậu bị lên cá bố mẹ phải >100 cặp”, tiến sĩ Dương Thúy Yên cho biết.

Để hạn chế sự đa dạng di truyền của đàn cá bố mẹ, bảo đảm chất lượng cá giống, chủ nhiệm đề tài đã đề xuất các hộ sản xuất giống cần có biện pháp cho sinh sản chéo giữa các đàn cá, kéo dài thời gian sử dụng cá bố mẹ hơn 2 năm và số lượng phải >100 cặp. Hơn nữa, trong nhân nuôi phải áp dụng biện pháp chọn lọc, chọn lựa đàn cá bố mẹ để giúp nâng cao tốc độ tăng trưởng của cá rô. Định kỳ 2 hoặc 4 năm phải kiểm tra chất lượng di truyền đàn cá 1 lần để có biện pháp cải thiện di truyền kịp thời.

Tham gia suốt quá trình nghiên cứu đề tài, ông Phan Quốc Thứ, Phó Giám đốc Trung tâm Giống nông nghiệp Hậu Giang, nhận định: Đề tài đã một lần nữa khẳng định lại giá trị tiềm năng của con cá rô đồng đầu vuông Hậu Giang. Với tư cách là đơn vị tiếp nhận chuyển giao kết quả nghiên cứu của đề tài, Trung tâm Giống nông nghiệp Hậu Giang sẽ thực hiện tốt quy trình bảo tồn nguồn gien cá rô đồng đầu vuông trong điều kiện nuôi để góp phần cùng địa phương bảo tồn và duy trì tốt loại nông sản chủ lực, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế cho tỉnh nhà trong những năm tới.

Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh đánh giá rằng, việc nghiên cứu thành công đề tài này sẽ giúp khôi phục lại diện tích nuôi của tỉnh. Theo ông Lê Xuân Tý, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh, sắp tới, tỉnh sẽ hỗ trợ kinh phí từ vốn sự nghiệp khoa học để đơn vị nhận chuyển giao là ngành nông nghiệp và Trung tâm Giống nông nghiệp Hậu Giang tiếp tục thực hiện 1 dự án để hoàn thành mục tiêu lớn là bảo tồn nguồn gien quý hiếm cho địa phương.

Tuy nhiên, để giúp người dân bám trụ với con cá rô đầu vuông, bên cạnh việc phối hợp với nhà khoa học nghiên cứu bảo tồn nguồn gien, Hậu Giang cần phải tìm hiểu thị trường, mở rộng đầu ra và cần có sự chung tay của các ngân hàng hỗ trợ người dân nguồn vốn tiếp tục duy trì, phát triển sản xuất, đưa loại thủy sản này tìm lại chỗ đứng vốn có trên thị trường.

Nguồn bài viết: http://www.baohaugiang.com.vn/newsdetails/1D3FE183422/Tim_lai_vi_the_cho_ca_ro_dong_dau_vuong.aspx


Có thể bạn quan tâm

Tôm Giống Rởm Gây Thiệt Hại Cho Người Nuôi Trồng Tôm Giống Rởm Gây Thiệt Hại Cho Người Nuôi Trồng

Theo phản ánh của Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản) tại Hội thảo “Quản lý chất lượng giống tôm nước lợ” diễn ra ngày 24/4 tại Ninh Thuận: Tình hình kinh doanh tôm giống rất phức tạp, một số cơ sở ương giống mua Naupli, post của một số cơ sở sản xuất giống lớn về trộn với tôm của mình sản xuất hoặc với tôm chợ rồi lại lấy bao bì, nhãnh mác của công ty làm thương hiệu của mình. Một số lượng tôm giống cũng được buôn bán qua đường tiểu ngạch từ Trung Quốc qua cửa khẩu Quảng Ninh về Việt Nam. Hầu hết số lượng này không được kiểm dịch, kiểm soát nên gây thiệt hại cho người nuôi.

01/05/2012
Giúp Nhà Nông Đưa Máy Xuống Đồng Giúp Nhà Nông Đưa Máy Xuống Đồng

Với sự hỗ trợ của Hội ND, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Nguyên cùng Công ty TNHH Cường Đại, nhiều hộ ND ở Thái Nguyên đã mua được máy cày theo phương thức trả chậm.

20/04/2012
Loại Trừ Cypermethrin, Deltamethrin, Enrofloxacin Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Để Cứu Ngành Tôm Loại Trừ Cypermethrin, Deltamethrin, Enrofloxacin Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Để Cứu Ngành Tôm

Trước những hậu quả nghiêm trọng do việc sử dụng không đúng cách những hóa chất, kháng sinh trong nghề nuôi tôm, vừa qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 03 và Thông tư số 04 về việc bổ sung Cypermethrin, Deltamethrin, Enrofloxacin vào danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản; đồng thời đưa 28 sản phẩm có chứa Cypermethrin, Deltamethrin, Enrofloxacin ra khỏi Danh mục sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản, thuốc thú y thuỷ sản được phép lưu hành tại Việt Nam.

22/02/2012
Không Chuyển Đất Lúa Sang Đào Ao Ươm Cá Giống Ở Tiền Giang Không Chuyển Đất Lúa Sang Đào Ao Ươm Cá Giống Ở Tiền Giang

Liên quan đến tình trạng nông dân tự phát đào ao ươm cá tra giống trên đất lúa ở huyện Cai Lậy (Tiền Giang), ông Lê Văn Hưởng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang cho biết: Đã chỉ đạo các ngành chức năng trong tỉnh kiên quyết không để phát sinh thêm việc đào ao ươm cá giống trên đất lúa, nhằm giữ diện tích lúa theo qui hoạch.

19/05/2012
Mít Thái Siêu Sớm Cho Lợi Nhuận Cao Ở Hậu Giang Mít Thái Siêu Sớm Cho Lợi Nhuận Cao Ở Hậu Giang

Thời gian qua, nhà vườn ở huyện Châu Thành (Hậu Giang) rầm rộ phát triển diện tích vườn cây ăn trái, từ đó nhiều nông sản của người dân tiêu thụ gặp không ít khó khăn, thường rơi vào cảnh “được mùa mất giá”. Tuy nhiên, đối với một số nhà vườn ở xã Đông Phước A thì ngược lại, đã chọn trồng và làm giàu từ cây mít Thái.

15/05/2012