Hậu Giang Thiếu Nguồn Giống Gia Súc, Gia Cầm Tốt Cho Chăn Nuôi

Theo thống kê của ngành chuyên môn, chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang hiện nay tồn tại cả hai phương thức là chăn nuôi nhỏ lẻ theo hình thức nông hộ chiếm 67% và phương thức tập trung, trang trại chiếm khoảng 33%. Một điều đáng quan ngại là thiếu nguồn con giống tốt phục vụ phát triển sản xuất cho chăn nuôi tập trung.
Cụ thể, giống heo tự túc trong dân để nuôi nông hộ đáp ứng khoảng 82,5%, cung cấp từ một số tỉnh lân cận là 17,5%. Giống gà tự túc trong dân đáp ứng 22,5%, cung cấp từ các tỉnh chiếm 77,5%; giống thủy cầm tự túc trong dân chỉ 5%, cung cấp từ ngoài tỉnh vào tới 95% (khoảng 2,8 triệu con/năm).
Qua đó cho thấy người chăn nuôi chưa chủ động được nguồn giống, chất lượng giống không đảm bảo, nhất là vào những thời điểm khan hiếm, điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến chăn nuôi và nguy cơ xảy ra dịch bệnh rất cao.
Có thể bạn quan tâm

Theo một số nông dân, nguyên nhân hom mía giống tăng giá là do nguồn cung (chủ yếu từ Cù Lao Dung, Sóc Trăng và Gò Quao, Kiên Giang) bị hạn chế. Do giá mía mấy năm qua liên tục giảm, nông dân bị thua lỗ nên nhiều người đã chuyển đổi qua cây, con khác, trong đó có cả những hộ chuyên làm mía giống.

2014 là một năm đầy thử thách với Cty TNHH MTV Tư vấn & đầu tư phát triển ngô. Nhập khẩu ngô hạt đầu năm nhiều khiến tiêu thụ ngô trong nước chậm, ảnh hưởng đến tâm lý người SX ngô. Sự biến động bất thường của thời tiết trong vụ xuân ảnh hưởng lớn đến năng suất thực thu.

Chuẩn bị cho nguồn hàng dịp tết Nguyên đán 2015, gia đình anh Trịnh Tiến Phong, xã Hưng Thịnh, huyện Trảng Bom (Đồng Nai) đang khẩn trương chăm sóc, chú ý tới vấn đề kỹ thuật, tận dụng các nguồn thức ăn để đàn gà đạt trọng lượng 1,5- 2kg/con vào dịp tết.

Cũng theo ông Ngàn, mặt thuận lợi nữa là năm nay người dân trồng bưởi đều được các cán bộ kỹ thuật địa phương xuống tận nơi hướng dẫn áp dụng KHKT mới trong chăm sóc bưởi, nhất là cách bón phân, phun thuốc điều độ để giảm chi phí, giúp tăng lợi nhuận tối đa.

Theo ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bình Định, năm nay tỉnh này sẽ triển khai thả nuôi 2.200 ha diện tích ao tôm. Trong đó, có khoảng 520 ha diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT), số còn lại là nuôi tôm sú xen với các loại thủy sản khác.