Hậu Giang thả hơn 1,4 tấn cá giống nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản

Đây là hoạt động thường niên của các ngành chức năng để khôi phục và tái tạo nguồn lợi thủy sản; đặc biệt, thông qua chương trình nhằm tuyên truyền cho người dân từng bước thay đổi nhận thức trong việc đánh bắt ngày càng mang tính tận duyệt các nguồn thủy sản như hiện nay, đồng thời chung tay cùng với các cấp chính quyền thực hiện tốt việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho thế hệ mai sau.
Theo đó, đã có hơn 1,4 tấn cá giống, gồm một số loại như: cá trê vàng, cá tra, cá chạch lấu, cá hô, mè vinh, mè trắng… được thả xuống dòng sông Cái Lớn để trở về với tự nhiên, tổng kinh phí hơn 104 triệu đồng. Đây là số tiền được vận động từ một số sở, ban ngành tỉnh, các địa phương, doanh nghiệp, vị chức sắc và bà con trên địa bàn tỉnh.
Cùng thời điểm với điểm thả cá tại huyện Long Mỹ, UBND huyện Châu Thành và thị xã Ngã Bảy cũng tổ chức Lễ thả cá tương tự trên sông Cái Dầu và Cái Côn.
Có thể bạn quan tâm

Sau khi người dân Phú Quốc trúng lộc trời từ hải sâm dạt vào bãi biển, những ngày gần đây tới lượt người dân vùng biển Thừa Thiên - Huế cũng đua nhau đi bắt hải sâm dạt vào bờ.

Hôm qua, tại Hà Nội và TP.HCM cùng diễn ra hội thảo về bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn và nâng cao năng lực cho ngành chăn nuôi sau hàng loạt các vấn đề nóng của ngành này trong thời gian qua.

Xác định nuôi trồng thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn cần tập trung đầu tư phát triển, tỉnh Bạc Liêu đã kêu gọi các doanh nghiệp, công ty đầu tư vào lĩnh vực này.

Dự án nuôi cá tầm thương phẩm được triển khai giữa năm 2013 ở lòng hồ C-thủy điện Vĩnh Sơn (xã Đak Rong, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) do Phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Kbang làm chủ dự án.

Ngày 23/9, tại thành phố Rạch Giá, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị bàn giải pháp nâng cao hiệu quả và phát triển sản xuất tôm - lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).