Hậu Giang Thả 3.000 Con Tôm Càng Xanh Xuống Kênh Xáng Xà No

Ngày 19-8, tại kênh xáng Xà No, đoạn qua phường V, thành phố Vị Thanh, gần 40 đoàn viên Đoàn cơ sở Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang đã thực hiện công trình thanh niên “Thả tôm càng xanh tái tạo nguồn lợi thủy sản tại kênh xáng Xà No”.
Hơn 3.000 con tôm càng xanh cái đang mang trứng đã được thả ra kênh, với kinh phí thực hiện là 4 triệu đồng, do các đoàn viên đóng góp.
Đây là hoạt động nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản đã bị tận diệt, nâng cao ý thức người dân bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, giúp đoàn viên phát huy tinh thần xung kích vì cộng đồng, giữ gìn môi trường sinh thái. Sau khi thả tôm, các đoàn viên đã đi vận động, tuyên truyền bà con dọc tuyến kênh tháo dỡ các lưới, dớn đang giăng, đặt trên kênh xáng Xà No.
Được biết, Hậu Giang có 145 loài cá, 14 loài tôm nước ngọt, nhưng trong tình trạng bị tuyệt chủng, gần tuyệt chủng. Hiện nay, sản lượng các loài này đang giảm từng năm do ảnh hưởng của thời tiết xấu, nguồn nước bị ô nhiễm do hoạt động sản xuất nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật, khai thác bất hợp lý của người dân bằng lưới nhỏ, xung điện, hóa chất độc.
Có thể bạn quan tâm

Bức tranh HTX là không sáng, có nguyên nhân “bệnh thành tích”, chạy theo số lượng, buông lơi các điều kiện cần và đủ là: Xã viên, vốn, bộ máy cán bộ và phương thức hoạt động.

Từ một nông dân nghèo, sau 26 năm gắn bó với nghề chăn nuôi ông đã mày mò lai tạo thành công giống lợn Tây có ngoại hình to, khỏe, sức đề kháng tốt, mỗi năm thu gần 10 tỷ đồng, trừ chi phí lãi 1,6 - 1,8 tỷ đồng.

Đó là quan điểm của ông Hoàng Thanh Vân – Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) khi trao đổi với phóng viên NTNN về tình trạng một số thương lái dám sử dụng chất cấm trong chăn nuôi thời gian qua.

Nước mắm cốt thành phẩm cho vào chum bịt kín rồi chôn xuống cát lạnh 3 tháng. Khi lấy lên, loại nước mắm "3 trăng" này vừa thơm vừa ngọt hậu và để lâu không có hiện tượng bốc hơi, mất nước...

Những ngày theo chân thợ lấy mật ong rừng ở xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu (Nghệ An), tôi vỡ ra nhiều điều thú vị của cái nghề thu “lộc rừng” này.