Hậu Giang Nuôi Ba Ba Thịt Lãi Lớn

Phong trào nuôi ba ba đã xuất hiện ở xã Vị Bình (huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang) đang lan rộng. Ông Đinh Chí Tính – cán bộ khuyến nông xã Vị Bình cho biết: “Hiện toàn xã có 19 hộ nuôi ba ba, trong đó tập trung ở ấp 9a1 (12 hộ) và ấp 4.
Khi các hộ nuôi tập trung sẽ có điều kiện trao đổi kinh nghiệm và học hỏi kỹ thuật lẫn nhau; còn phía xã, chúng tôi thường xuyên tư vấn thông tin về kỹ thuật cho bà con có nhu cầu và khi có dịch bệnh”.
Theo các hộ nuôi ba ba ở Vị Bình, vấn đề đầu ra của con ba ba là tương đối ổn định, họ không phải lo lắng nhiều. Ông Nguyễn Văn Đẹt (ngụ ấp 4) cho biết: “Tui nghe các thương lái mua ba ba bàn nhau là hàng ba ba của Trung Quốc xuất qua nước mình nhiều quá nên giá ba ba bị sụt, vài năm trước có lúc lên đến 480.000 đồng/kg, hiện giờ là khoảng 280.000 đồng/kg”.
Ông Đẹt là một trong những hộ nuôi ba ba lâu năm ở xã Vị Bình và là người dày dạn kinh nghiệm trong nuôi ba ba giống nhận định: “Với giá ba ba thịt khoảng 280.000 đồng/kg như hiện nay, thì bà con mình vẫn có lãi cao nếu nuôi khéo và đúng kỹ thuật”.
“Bản thân gia đình tui nuôi 1.000 con bố mẹ, đang chuẩn bị nuôi thêm 2.000 con nữa. Nuôi ba ba thịt hay ba ba giống thì đều không khó, đa số các hộ nuôi ba ba thịt ở đây đều tự ương giống để giữ nuôi ba ba bán thịt. Nguồn thức ăn cho ba ba cũng dễ, ba ba có thể ăn được các loại cá xay nhuyễn, bà con mình có thể giảm chi phí nuôi nhờ tìm các nguồn thức ăn như cá tạp, ốc có sẵn ở địa phương”-ông Đẹt chia sẻ.
Ông Ngô Văn Khải – Phó Chủ tịch UBND xã Vị Bình cho biết: “Hiện xã có một tổ hợp tác ba ba giống liên kết với ấp 8, ấp 9 xã Vĩnh Trung (huyện Vị Thủy). Sắp tới dự định thành lập một tổ hợp tác nuôi ba ba nữa ở ấp 9a1, việc tập trung các hộ trong một khu vực để thành lập tổ hợp tác sẽ tạo ra thuận tiện để bà con học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau”.
Có thể bạn quan tâm

Với mục tiêu khai thác tốt thế mạnh của địa phương, thời gian qua việc nuôi trâu vỗ béo đã thực hiện có hiệu quả, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn, đồng thời cũng là kinh nghiệm hay để các địa phương khác có thể tham khảo.

Đó là thực tế của ông Lê Văn Thành, ở thôn Hòa Hiệp, xã Bình Tường, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Năm 2003, ông mua 6 con dê cái và 1 con dê đực giống về thả nuôi ở vạt rừng, gò đồi cây thấp rộng khoảng 50 ha ở địa phương. Các loại lá cây rừng là món ăn ưa thích của dê, mỗi con trong ngày có thể ăn 5 kg lá.

Năm 2014, chăn nuôi gà đồi ở Yên Thế phát triển ổn định, dịch bệnh được kiểm soát tốt. Thời điểm này, với giá bán 65 - 75 nghìn đồng/kg, cứ 1.000 con gà người chăn nuôi lãi 15 - 20 triệu đồng. Nếu tập trung khắc phục những bất cập trong sản xuất và tiêu thụ thì chăn nuôi gà còn đạt hiệu quả cao hơn.

Công ty cổ phần sữa Đà Lạt (Dalat Milk) thông báo, nếu trong sữa bò mà nông dân giao cho nhà máy có tỷ lệ nước từ 4% trở lên thì người bán sẽ bị nhắc nhở và sau 6 lần kiểm tra mà sữa vẫn có tỷ lệ nước trên 4%, công ty sẽ ngưng nhận sữa từ nông dân nuôi bò có hợp đồng bán sữa với công ty.

Anh Bùi Văn Nhương ở xã Đức Bình Đông (huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên), là người đầu tiên ở Phú Yên lặn lội vào tỉnh Tây Ninh đưa giống sắn KM419 về trồng. Giống sắn này được nhân dân các tỉnh Đồng Nai, Đắk Lắk, Phú Yên gọi là giống sắn siêu bột Nông Lâm, cho năng suất cao, mang lại hiệu quả kinh tế.